10/21/2008

DỊCH LÝ VIỆT NAM-THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC ĐẠI LƯỢC


THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

                             ĐẠI LƯỢC

 
Thiên Nhiên Xã Hội Học là Bộ Sách dành cho Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội , một trong 9 Phân khoa của Học Thuyết Tiên Hâu Thiên Trí Tri Ý Thức Việt Nam Dịch Lý Hội ; được Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn Văn Mì trước tác khẩu truyền và Cao Thanh đặc trách biên soạn . Mỗi đoạn, mỗi câu , mỗi chữ đều thâm sâu súc tích . Người viết chỉ lãnh hội được phần nào tinh hoa trong đó khi học tập và ghi chép lại ở đây như một Bút ký Tu Học ; do đó bài viết có tên là Đại lược và không thể gọi là Tập sách hướng dẫn cho Môn học này , mục đích của Bài viết chỉ như một giới thiệu sơ lược tóm tắt những ý lý khái lược quan trọng về Môn học uyên bác này. Học giả thiện tâm với Hồn thiêng Dân tộc xin tìm đến Hội Dịch Lý Việt Nam để tìm hiểu thêm.

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI

Vũ trụ thiên nhiên muôn vật muôn vẻ muôn trùng , con người tưởng chừng như khó mà hiểu được cặn kẻ tính lý từng loại, con người thế tục mãi ngụp lặn trong tư kiến, định kiến .
Khoa học Tây phương và nhất là trong thời kỳ Phục hưng Thế Kỷ 18 từ sau Galileo đến nay , các Khoa Học Gia đã cố gắng nghiên cứu và đã có nhiều kết quả vưọt bậc trong việc phân loại , phân tích cơ cấu cho nhiều Ngành nhánh và môn học , Hoá Học Vô Hữn cơ , Thiên văn Học , Vũ Trụ Học , Điạ cầu Học , Vật Lý, Vật Lý Lượng Tử, Lượng Tử Học , Điên ,Điện Từ Học , Hình Học Euclide, Topo học, Không Gian Học, Bản Thể Học v.v...
Cùng lúc ấy đa số người ta lại bỏ quên Tâm linh , Đạo học và Triết Học về phiá sau , Nhân loại chỉ tập trung vào việc học tập , giảng dậy khoa học Vật chất Cơ khí, chế tác không ngừng nghỉ mọi phát minh nhằm phục vụ Vật chất cho con người bất kể lợi hại ,thiện ác .
Cuối cùng Văn minh Tinh Thần và Văn minh Vật chất vẫn bị và được coi là tách biệt không có được một sự Cân bằng thống nhất an lạc nào cho Nhân loại; đó là Nguyên nhân của Tại Họa và Chiến tranh do con ngưòi vọng động tự hủy diệt chính mình .
Mặc dù nhiều nhà Bác Học nổi danh đã khuyến cáo Nhân loại hãy dừng lại cơn đam mê Vật chất Vô Thần ; Quan niệm Duy thức cũng như Quan niệm Công cụ của giới Khoa học Tây phương cũng chỉ là những thái quá bất cập của Âm dương Tri thức thiên lệch .
Nhưng Thiên nhiên Vũ trụ mãi mãi biến đổi biến động để mãi mãi vẫn là Thiên nhiên với nhiều bộ mặt giống mà hơi khác với Thiên nhiên ban đầu . Các nền Văn minh cực thịnh cho dù tới đâu rồi cũng phải tàn lụi trở về với Thiên nhiên Bộ mặt mới với sự Như nhiên biến đổi biến động của nó giống mà hơi khác với Thưở Tạo thiên lập địa .Đó là Thiên Nhiên Xã Hội khuôn mẫu của muôn loài .

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học của Dịch Lý Việt Nam là một Khoa học nghiên cứu và luận giải các sâu kín lặng lẽ ẩn tàng nội tại các tổ chức đời sống của Muôn loài Vạn vật trong đó có Con người . Tất cả đếu Động Tĩnh như nhiên hoặc cố nhiên , đều quây quần hội tụ va chạm và hấp dân lẫn nhau , đều có tiêu trưởng , sinh diệt, xung khắc đối đãi nhau , tất cả tạo dựng lên bối cảnh thực tế đa dạng và phong phú trong Thiên Nhiên Xã Hội .
Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học cũng là một cửa ngõ giúp các học giả có cơ duyên tiếp cận với Dịch Lý Việt Nam , từ các kiến thức Xã hội hỗn mang tự thiết kế một Mô hình có trình tự lý giải cho kiến thức của mình và cũng từ đó trau dồi được Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức nói khác đi là trau dồi được Lý Dịch của Dịch Lý Việt Nam làm cơ sở cho Tri Thức thăng hoa .

NỘI DUNG ĐẠI LƯỢC KHOA THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giải lẽ Biến Động Biến Đổi Biến Hoá Hoá Thành trong phạm vi Hậu thiên Xã Hội; vì thế trong Phạm trù này cần xác định các Phạm vi trong khi dùng các Phương pháp, Định luật , Quy luật khảo sát ; Các Phạm vi theo Âm Dương Dịch Lý Việt Nam đưọc ấn định thành 12 Phạm vi Tình Lý như sau :

Phạm Vi Tình Lý

Trong Thiên nhiên Vạn hữu uyên nguyên đều có Động Tĩnh Biến đổi, Biến động Biến hoá thể hiện qua các Phạm Vi Tình Lý sau từ Vô thể đến Hữu hình :

Nguyên Lý Cơ Bản


Từ Nguyên Lý Cơ Bản trên tức Yếu Lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống Mà Hơi Khác) ta có nhiều Khái niệm , Định Nghiã, Quy Luật , Định Luật… Riêng trong Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học một số trong các hệ luận trên của Học Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức được dùng làm Phương pháp học tập như sau :.

I.-Khái niệm Âm Dương

Không có Một Vô thể hay Hữu thể nào trong Vũ Trụ không Biến hoá nếu không Biến hóa Biến đổi Biến động thì không thể có Vũ Trụ Vô hữu ngày nay; vậy Biến hóa như thế nào? Nguyên Lý Cơ Bản cho ta thấy ngay : Tất cả đều Biến dịch theo Lý lẽ GIỐNG MÀ HƠI KHÁC , nghĩa là để có một Cái Mới thì một cái Manh nha Giống mà hơi khác với cái Cũ lập tức tức thời bất kể Không Gian Thời Gian hình thành trong nội tại Cái Cũ ; nếu gọi cái Cũ là ÂM thì cái Mới là DƯƠNG giống mà hơi khác với cái Cũ và ngược lại . Như vậy ta có những phát biểu cho Khái niện này :
- Âm Dương chỉ là cái Danh để diễn tả Lý lẽ Giống Mà Hơi Khác trong một thể thống nhất bất kể ở một phạm trù hay phạm vi vô hữu nào .
- Âm Dương là Giống Mà Hơi Khác manh nha nội tại mâu thuẫn tự hình thành.
- Âm Dương cùng lúc chung cùng bất khả phân .
- Âm Dương ban bố san sẻ ý nghiã cho nhau , được lý vì có nhau .
- Âm Dương có Vận hành Động tĩnh , Tiêu trưởng, Khởi dứt , Tuần tự và Trật tự như nhiên nhiệm nhặt .
Dưới đây là một số Luật cơ bản trong Thiên Nhiên Xã HộI Học :

1.- Quy Luật Biến Hóa

Âm Dương không ngừng nghỉ biến hoá san sẻ nghĩa lý cho nhau chúng có một trình tự tự nhiên như sau :
° Tương Động
° Tương Giao
° Tương Cảm
° Tương Sinh
Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giảng những Tính Lý của Thiên Nhiên Âm Dương Vũ Trụ Vạn vật nghiã là khám phá những Cơ cấu Tổ chức của Xã Hội Thiên nhiên vì thế nó trở nên những khuân mẫu cho mọi Xã hội Tiên Hậu Thiên của Vạn hữu cũng như con người . Khám phá được cơ mật của Tạo Hóa Tiên thiên Xã hội thì há chẳng phải là mẫu mực cho Hậu thiên bông trái của Thiên nhiên sao. Âm dương Tiên Hậu lúc nào cũng ôm ấp nhau mang hình hài Giống mà hơi khác của nhau là vậy.

2.- Luật Động Tĩnh

Không có Động Tĩnh tức không có Sự Sống , xét trong cả 12 Phạm vi Tình Lý không Phạm vi nào thoát khỏi Âm Dương Động Tĩnh , lúc ta cảm thấy ngu dốt châm chạp và cũng có lúc ta cảm thấy nhậy bén sâu sắc đó là Động Tình của Trí Tri .
Yếu Lý Đồng Nhi Dị giúp ta nhận thức được rằng Cùng một Trí tri ( Đồng) thế mà lại có rối trí, tối trí, sáng trí …(Dị) ; Vì thế nhờ nắm bắt được Động Tĩnh , hiểu rõ trong Tĩnh là đang có Manh nha Động ; trong Động là đang có Manh Nha Tĩnh con người có thể nhìn nhận ra được Sự Suy Vượng của đối tượng cần khảo sát, của Xã Hội đang diễn biến thịnh suy .

3.- Luật Vận Hành

Âm Dương Vận Hành nghĩa là Âm Dương giao hoán cọ sát cùng một lúc vừa Động vừa Giao vừa Cảm vừa Sinh hoá nghiã là chúng thực hiễn Yếu lý Đồng Nhi Di một cách nhiệm nhặt tuần tự và trật tự .
Trong Thiên Nhiên Xã Hội sự Vận hành này có thể diễn tả nhờ Giai đoạn Trung gian Tứ tượng của Âm Dương giao hoán trước khi Biến hoá hóa thành Bát quái ; Bát quái là 8 thực thể mang trọn vẹn nghĩa lý hoá thành hoàn chỉnh của Lý lẽ Đồng Nhi Dị ; nên nhớ khởi từ Âm dương giao hoán cho tới khi Hoá thành Bát Quái sự biến hoá biến đổi biến đông là lấp tức tức thời là nhanh vô cùng nhanh , không gian thời gian mà chúng ta có thể tưởng tượng còn là chậm rất nhiều so với Sự Hoá thành ra Bát Quái. Điều này muốn nói 1 là 8 , là 4, là 3, là 2 và cũng là 1giống mà hơi khác cùng lúc chung cùng .
4.- Luật Sinh Khắc
Vì vậy tạm thời chúng ta phải miễn cưỡng tách giai đoạn ( biến hóa thần tốc không thời gian) để nhận ra rằng Âm Dương Đồng Nhi Dị trong giai đoan không thời gian ấy đã giao hoán biến động đối đãi nhau sinh khắc nhau tạo một Lý Lẽ Sinh Khác như sau :
Mọi hiện hữu đều mang trong tự thân nó lý lẽ sau :
· Được và bị Sinh ra. ( Sinh nhập )
· Tạo ra sinh sản ra cái giống mà hơi khác với mình ( Sinh Xuất )
· Được và bị áp chế ( Khắc nhập )
· Áp chế cái giống và hơi khác với mình ( Khắc Xuất )
Từ đây Khái niệm Ngũ Hành được hiện diện trong lúc Hoá Sinh .
Danh Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ thường dùng chỉ là một trường hợp Sinh khắc trong Vạn hữu của Lý Dịch Việt Nam ; ở đây cần được Vô tư định danh theo chính lý Âm Dương Sinh khắc không nên câu chấp , mới có thể thấu tường Lý lẽ Âm dương Đồng Nhi Dị.
và Biến thông được Chính Lý .
5.- Luật Khởi Dứt
Bát Quái như đã nói trên là những Đơn tượng viên mãn Hoá thành đại diện cho TÍNH LÝ cuả một Hiện hữu , những Hoá thành này là những Đơn vị hội đủ Lý Âm dương Đồng Nhi Dị 1 mà 2 mà là 3 là 4 mà lại là 8 và chúng có đủ tư cách là một Thực Thể .
- Bát Quái là 1 mà 2 vì trong nó mang trong mình ý nghiã Âm Dương
- Bát quái là 1 mà 3 là vì muốn chứng tỏ nó là một Thực có 2 tính Âm dương không thể tách rời luôn ẩn hiện trong nó.
- Bát Quái là 1 mà 4 vì trong nó không thể thiếu Tình Lý Sinh Khắc sẵn sàng đối đải với một Thực thể khác kể cả chính nó.
- Bát Quái là 1 mà 8 vì trong chính nó cũng chỉ là Giống mà hơi khác với Quái khác nó được Tuần tự và Trật tự hoá thành từ Khởi tới Dứt từ Hư đến Như chu kỳ cứ thế tiêp diễn với Bộ mặt mới Giống mà hơi khác Bộ mặt Cũ.
- Hình diễn biến nhiệm nhặt chuyển hoá từ Hư (không) đến Như (có).
6.- Luật Tiêu Trưởng
Từ lúc Bát Quái là những đơn tượng viên mãn đại diện cho TÍNH LÝ ( Argument)cuả một Hiện hữu( Sein) đủ tư cách là một Thực Thể (Dasein), đủ tư cách mang Lý Tính như nhiên của mình giao hoán lẫn nhau tạo ra 64 TÌNH LÝ ; chúng ta thường gọi là 64 Tượng kép, là toàn bộ các tình ý ( Sinn) của muôn vật , là khuôn mẫu được thể hiện giống mà hơi khác qua 64 Bộ Mặt tiêu biểu .
Trong 64 tượng ý lý tình này bao hàm mọi tình tiết âm dương , sinh khắc đối đãi , giao dịch thăng giáng , một chuỗi trong tình ý này cho thấy luật Âm dương Tiêu trưởng:


 
Trong Thiên Nhiên Xã Hội , trùng trùng Tình lý , giầu nghèo, no đói, thiện ác , sáng tối , qủy thần, tốt xấu …nhưng thực ra cũng chỉ quanh quẩn trong Âm Dương Tính Lý , trong 64 Tình Lý thăng giáng tiêu trưởng , giầu là nghèo ít , sáng là ít tối …thiện ít ác nhiều là ác, ác ít thiện nhiều là thiện , vậy thiện ác, giầu ngheo, sáng tốt cùng lúc chung cùng để ban cho nhau ý nghiã mà thôi .

II.- Những Quy ước được lý trong Thiên Nhiên Xã Hội
Những Quy ước này được các Bậc huệ trí sáng tạo xứng danh để chúng ta khai triển mở mang kiến thức và khai dụng trong Thiên Nhiên Xã Hội Học nhờ diễn dịch Chính lý với Nguyên Lý Đồng Nhi Dị .
1.- Quy Ước Ngũ Thần
Trong giai đoạn Âm Dương Giao dịch từ Khởi đến Dứt , Luật Sinh Khắc Tứ tượng Vận hành buộc Âm Dương Lưỡng nghi phải đối đãi nhau theo Nguyên Lý Đồng Nhi Dị Giống mà Hơi khác tạo 4 mối Giao dịch , 4 Tính lý Sinh Khắc tàng chưá trong mỗi Hiện thực khiến mỗi một hiên thực lúc nào cũng có những Ái Nộ Lực quây quần yêu ghét , sinh hóa, quân bình lẫn nhau tạo thành Ngũ Thần .
Ngũ Thần đại diện cho Tính Yêu Ghét, cho Tinh Thần Yêu ghét này gọi tắt là Thần , chúng cùng lúc chung cùng mạnh yếu nặng nhẹ thể hiện khi Giao tiếp gồm có:
· Dụng Thần .
· Nguyên Thần
· Tiết Thần
· Cừu Thần
· Kỵ Thần
với những Khái niệm sau :
- Đại diện chính cho Cá Nhân Hành động , cho Sự biến hay Sự cố là Dụng Thần
- Phát Sinh ra , làm lợi cho Dụng Thần gọi là Nguyên Thần
- Làm hại , khắc chế Dụng Thần gọi là Kỵ Thần
- Cái , kẻ mà Dụng Thần Phải hao tốn , phải phát sinh gọi là Tiết Thần
- Cái ,Kẻ mà Dụng Thần phải chống trả, phải phản công tấn kích gọi là Cừu Thần.
Mô hình trên chỉ diễn tả được phấn nào ý nghiã những Tương quan hệ lụy trong việc quân bình sinh hoá của các Thần , tự thân các Thần đều là những ý thức sinh tồn và tiến hoá , không tốt không xấu không Thần nào là xấu hoàn toàn và cũng chẳng thần nào là Tốt tuyệt đối . Nguyên Sinh Dụng nhưng đồng thời Khác Tiết thế mà Kẻ mình Sinh ra , hỗ trợ là Dụng lạ cắm đầu cúi cổ sinh ra cho bằng được Tiết , Tiết lại không chỉ không biết ơn Dụng mà lại còn giúp cho Cừu là đối tác nôi dưỡng Kỵ luôn luôn chống đối Dụng mà Dụng không ưa phải nỗ lực khắc chế Cừu để tồn tại ; ngược lại nếu không có gì áp chế , khuyến cáo Dụng thì ắt Dụng sẽ làm càn tự tung tự tác ! ...đó là Đồng Nhi Dị , là lẽ đương nhiên trong Thiên nhiên Xã hội luôn biến động biến đổi quân bình sinh hoá vậy .
Vì thế Dịch Lý Việt Nam luôn nhắc nhở Yếu Lý Đồng Nhi Dị để người học có được Đức Vô Tư phân biên Chân giả, thiện ác, lợi hại . Sự hiểu biêt vô tư công bằng này sẽ giúp ta an nhiên tự tại , thích ứng với Xã hội tư nhiên với thực tế cuộc sống , có được sự cảm thông độ lượng với muôn loài .
Ngũ thần hay Ngũ hành là Cơ cấu Động Tĩnh Sinh Khắc của mọi Vật mọi Việc của Xã Hội Thiên Nhiên , mỗi người , mỗi nhóm, mỗi Tổ chức , mỗi Xã hội v.v...tạo thành một Cục diện Thiên Hạ Sự hỗn mang, rắc rối nếu không dùng Yếu Lý Đồng Nhi Di làm kính chiếu yêu thì khó mà phân định chân giả, thời lúc và diễn biến .
Ác dã quân bình kỳ ác tắc tán
Thiên giả quân bình kỳ thiện tắc hiện
Dịch Lý Sĩ Xuân Phong
2.- Quy ước Các Thành phần Xã Hội
Một số những quy ước cổ điển hữu dụng biểu trưng các thành phần xã hội , đây chỉ là Sự Đặt Tên ( xin coi Lý Định Danh trong Văn Minh Dịch Lý VN ) ; do quan niện Biến đổi Biến hoá của Vũ Tru cũng Gống mà hơi khác với Biến động Biến đổi của con người do đó đã có những Danh ý như sau :
Danh ý theo Vận hành của Hệ Thái Dương
 
1. Thái Tuế : là tên chỉ một năm , trong năm có 4 mùa , 12 tháng , 360 ngày
Cổ nhân dùng mô tả một Hệ thông Chủ lực mà Thái tuế, chỉ người Lãnh đạo, người có uy quyền ,có đạo đức, là ngày Tết ngày đầu năm, người dưới quyền là các Tháng, Ngày 
2. Nguyệt Kiến : là Tháng đại diên cho Thái Tuế
Trong Xã hội ví như những người được đai diện Thái Tuế điều hành chính phủ, cơ quan...
3. Nguyệt Phá : đối kháng với Nguyệt Kiến, chỉ trích phê bình Nguyết Kiến
4. Nhật Thần :
là đại diện cho Tháng lẫn Năm trực tiếp gần gũi với vạn vật , là lúc Âm Duơng sáng tối dễ nhận dễ thấy biết . Ý nghiã trong Xã hội là những lực lượng trực tiếp thi hành quyền lực của Thái Tuế và Nguyệt Kiến .
Danh ý theo Biến hoá Hoá Thành Vạn loại

1. Tuần Không

Danh ý chỉ các nhóm loại không nằm trong Hệ thống Tổ chức chính , là những cá nhân hay nhóm Lưu lạc không vào căn gốc .Có thể phân làm 2 loại :

· Vượng Tướng Tuần Không : Loại người có chính nghiã , bất phục tùng hệ thống đương quyền , họ sẽ ẳnh hưởng rất lớn nếu hệ thống chính dần dần trở nên phi nghiã
· Hưu Tù Tuần Không : là loại người lỗi thời đang ở thời suy yếu, mất chính nghiã, mất tinh lực bị phế thải .

2. Phục Ngâm

Là những thành phần trái nghịch ần tàng sẵn có hoặc vô tình hay cố ý ở trong một cơ cấu làm tiết lộ cơ mật gồm :
- Vô cố Phục ngâm : không có ý nội tuyến nhưng vì ngu dại hay bị lợi dụng khéo léo
- Biến Dịch Phục Ngâm : bị biến đổi Lý tưởng , thay đổi tâm tánh cố tình ở lại làm nội tuyến .
- Tiên cơ Phục Ngâm : Là những kể đã cố tình len lỏi vào để làm nội tuyến.

3.- Phản Ngâm

Là những thành phần ly khai Chống đối
- Vô cố Phản Ngâm : Vô tình hành động tưởng đúng hoá ra ngược lại mục đích
- Biến dịch Phản Ngâm :Trước hăng say cùng lòng sau tách ly đối kháng.
- Tiên cơ Phản Ngâm : Được chuản bị sẵn để cướp quyền lợi quyền lực.

3.- Quy Ước Vượng Động
 
Trong Vượng có Suy, trong Động có Tĩnh , vì thế chỉ có Vượng và Động là Vấn đề được hình thành , Vượng mà không Động thì giống lửa cháy dưới đáy nước, Động mà không Vượng giống như chấu chấu đá xe .Vượng Động mà Chơn Giả không hay biết thì hối lẫm không kịp.

1.- Vòng Tràng Sinh

Quan sát sự thịnh suy của muôn loài , ngẫm thời Nguyên Hanh Lợi Trinh của Vạn vật Tứ thời bát tiết cồ nhân đặt ra vòng Tràng Sinh, Khởi từ Tràng Sinh cứ thế Giống mà hơi khác Tuần tự Trật tư Sinh Trưởng Thâu Tàng , Thành Trụ Hoại Không mà tạo nên những Chu kỳ Thịnh Suy của Muôn vật
          2.- Thời Động

Quy ước này cần có khả năng Chiêm nghiệm vững vàng mới nên dùng vì có thể làm loạn Ý khi xét Ý tuợng .
Theo thứ tự Thanh Long ,Chu tước, Câu trần , Đằng xà, Bạch Hổ, Huyền vũ ở vị trí Hào Sơ khởi lên hào lục theo Can của Ngày như sau :

LỜI KẾT

Thiên Nhiên Xã Hội Học là con đường dẫn đến Đạo Học, Đạo làm người có Tri thức an nhiên tự tại ; dẫn đến Lý Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Biện Minh Chứng Nghiệm tân kỳ khác hẳn các loại môn Dịch Học khác .

Những định danh định ước ở trên chỉ là những Hệ luận của YếuLý ĐỒNG NHI DỊ Dịch Lý Việt Nam chỉ có NHẤT LÝ , NHẤT LUẬT mà biến hóa trùng trùng luật lệ , Thiên Nhiên Xã Hội cho thấy muốn hiểu được tận cùng sâu thẩm của Xã Hội, học giả cần gia công trau dồi Dịch Lý Việt Nam .
Nơi nào có ĐỒNG DỊ là có Âm Dương
Âm dương không là gì cả
Âm dương là không mà có
Âm dương là tất cả
Âm dương cùng lúc chung cùng
Âm trưởng Dương tiêu, Duơng trưởng thì Âm tiêu
Âm ẩn thì Dương hiện, Dương ẩn thì Âm hiên
Âm là manh nha Dương, Dương là Manh nha Âm
Âm đâu thì Dương đó , Dương đâu thì Âm đó
Đồng đâu thì Dị đó, Dị đâu thì Đồng đó
Đại Đồng thì Đại Dị , Tiểu Đồng thì Tiểu Dị.
Đại Đồng có Tiểu Dị, Đại Dị thì có Tiểu Đồng

Tất cả chỉ là Giống Mà Hơi Khác , Hơi hơi Khác ….rồi thành Quá Khác, Qúa quá Khác
và ngược lại .Đó là chuỗi Lý của Vô Cực Tánh hay Đạo Cực mà có lẽ đa số chưa nhận rõ được sự nhiệm nhặt vi diệu nên thường chỉ thấy sự Quá khác , hay Chấm hết ! Phải hiểu HẾT là CỰC , là Điểm Uốn , hết Sáng là Tối , hết Ngày là Đêm hết Yêu đến Ghét… Đó là ý nghiã của Kỳ Nguyên Mới Văn Lý Học là nhịp cầu nối liền giữa Huyền Vi và Hiển hiện ; giữa Văn Minh Tinh Thần và Văn Minh Vật Chất .

Xin dùng lời của Ân sư Dịch Lý Sĩ Xuân Phong để thay lời kết .

Chúng nhơn năng giả bất năng chơn
Biến hoá Ân dương quyết thiệt hơn
Giả giả chơn chơn tuỳ thế thế
Khôn chơn khéo giả đạo hành nhơn
Kiền Cấu 23-09-Mậu Tý
Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức