12/11/2010

Âm Dương Trí Tri Ý Luận

Âm Dương Trí Tri Ý Luận
( Quảng Diễn các Bài Giảng cuả DLS Xuân Phong và Cao Thanh )

Là con người ở bất kể chủng tộc, mầu da, thời đại, địa lục ai ai cũng nhận thức rằng từ trong cái Não bộ cụ thể có một cái thực thể tồn tại vô hình gọi là Lý Trí, hoạt động của nó là luôn luôn vận dụng mọi giác quan để quan sát, thắc mắc, phân biện, suy tư về những khách thể đang sống động chung quanh nó .
Cái Lý trí siêu tuyệt này luôn luôn thắc mắc và đòi hỏi tự thân mỗi con người tuỳ tư chất, tư năng cơ cấu đã hóa thành tìm mọi cách lý giải những thắc mắc của mình sao cho hữu lý . Mọi lý giải hữu lý đều được coi là những Hoá thành Thành quả cụ thể của Kho tàng Kiến thức Nhân loại sau khi chính những kiến thức này tự gạn lọc để tồn tại hoặc đào thải theo Lý tính tự nhiên Giống Mà Hơi Khác ( GMHK) mà thành ra những chính lý phổ cập trong thời đại , giai đoạn tiến hoá của Nhân loại .
Trong cái Kho tàng Kiến thức khổng lồ này cuả Nhân loại Vấn đề tồn tại lớn nhất là Chân Lý và rồi cứ cái này là Chân lý làm đổ ngã cái Chân lý kia ; nhưng con người không hề mất nỗ lực truy tìm một cái Chính Lý cuả Chân Lý , Lý trí con người vẫn luôn tìm mọi cách để Lý giải đến tận cùng kỳ lý của Lý trí mon men tới được ; bởi vì nó chỉ chấp cái hữu lý , cái chính , cái chân lý vô tư công bằng đúng ở mọi nơi mọi lúc .
Người học Dịch Lý Việt Nam tuân thủ Đức Vô tư khách quan , Tính công minh công bằng của Chân lý ấy , và do nhu cầu của Lý Trí đòi hỏi sự công bằng ấy phải đúng cho tất cả muôn loài Vạn vật, muôn ngàn Sự Vật Sự Việc ( Sự Lý) kể cả cho Cái Tôi - Con Người, thế nên việc thắc mắc cho chính cái Lý Trí kề cận nhất gần nhất của Cái Tôi - Con Người cũng phải được chính Lý Trí của nó Lý giải , đó là lý do tiền nhân thường khuyến cáo : DỊCH LÀ GẦN giúp Lý Trí nhận biết Lý Dịch.

Lý Trí là Cội nguồn của Âm Dương Trí Tri Ý Thức

Trong sâu xa của Lý trí , lộ trình của nó từ Hiểu biết chuyển hoá để Biết hiểu, Biết Không Hiểu và ngược lại là lộ trình siêu hiển hiển siêu là siêu nhiên lộ Vô hữu Hữu vô qua lại nhanh vô cùng để bề dầy của nó nhờ Đức Manh Nha nhiệm nhặt liên lĩ Cực ( Manh Vi ) mà Tánh Hiểu biết và Không Hiểu Biết của nó phát triển không ngừng nghỉ, là nền tảng cho Trí Tri Ý Thức biến hoá hoá thành mãi mãi lập tức tức thời , kỳ diệu, không giới hạn .
Cái Tánh Biết và Không Biết của Lý Trí chính là Âm dương động lực thúc đẩy tiến bộ để luôn luôn có một Bộ mặt Mới Giống Mà Hơi Khác (GMHK) với Bộ Mặt Cũ của nó ,
Biết Biết ( biết mình biết) Biết không Biết ( biết mình không biết) lại là một biến hoá Giống Mà Hơi Khác nữa nhiệm nhặt hơn của Tánh Biết .
Nhưng Biết cái gì và Biết ra sao là Sản phẩm Hoá thành của Tánh Biết và Không Biết , là cái Tánh Biết đã Biết Hoá ra cái gì và Biết Trở nên như thế nào ?
Theo dõi những Lý lẽ và Đức Tính trên của Lý Trí là chúng ta tìm được Cội nguồn của mọi Trí Tri Nhân loại Vạn vật và về đến bến bờ của Âm Dương Trí Tri Ý Thức.

Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức

Học Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức là nền tảng của Dịch Lý Việt Nam , là kết quả Hoá Thành kinh qua Hoạt động của Lý Trí Tánh , là Thành quả của Âm Dương Lý Trí Tánh Tương động Tương Giao Tương Cảm Tương Sinh mà Biến Hoá Hoá Thành làm mẫu mực xây dựng và tái tạo kiến thức Âm Dương Âu Lạc Tiên Rồng ngàn xưa .
1. Lý Trí Tánh khám phá Yếu Lý Đồng Nhi Dị

Theo dõi Trí tri , theo dõi sự xuất hiện cái Biết và Không Biết của Trí tri , so sánh giữa cái Biết Mới và Cái Biết Cũ tất cả đều chỉ có chỗ GIỐNG MÀ HƠI HƠI KHÁC hay HƠI KHÁC ( Đồng ) hoặc QUÁ KHÁC ( Dị ) ; những Cái Biết này Đồng Đồng Dị Dị tinh tế nhiệm nhặt , ngay cả Hiểu cũng Giống Mà Hơi Khác Biết vì thế sự phân biệt rất dễ lầm lẫn nếu không xét tình lý ấy trong một phạm vị nào đó .
Ví dụ nếu chỉ xét Đồng Nhi Dị trong phạm vi của Ý một Hoá thành của Lý Trí Tánh ta thấy sự Giống mà Hơi Khác như sau :

Ta gọi đây là TRÍ TRI Ý CƠ CẤU

Trí Tri Ý Cơ Cấu khi giao du với Các Sự Lý ( Sự Vật Sự Việc ) đi lại thu phóng cực nhanh đến nhiều Phạm vi của Sự Lý trong cùng thời lúc đến nỗi chúng ta có thể trở thành nói năng lẫn lộn phạm vi này qua phạm vi kia, nói lấp bấp vì không kịp thu phóng hoặc lạc đề đáng tiếc để không ai hiểu mình nói gì !
Vì thế người học Dịch Lý VN cần nắm vững Yếu Lý Đồng Nhi Dị ( ĐND ) và phân biện Phạm vi Tình Lý nghĩa là Thu Ý và Phóng Ý đúng Thời Lúc, chính xác trong Phạm vi của Sự Lý đang động tĩnh để Biết cái Biết và Biết cái Không Biết ngõ hầu vô tư trung thật với chính mình với mọi người và muôn vật .
Cũng từ Yếu Lý Đồng Nhi Dị Lý Trí còn khám phá được Trí Trí Ý lúc thì bình thường từ Giác quan Trí óc lúc thì Linh động khác thường từ tiềm thức, linh tính, phản xạ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Giác quan, lúc thì Hiển hiện lúc thì ẩn tàng ta gọi là Âm Dương Trí Tri Ý ; cùng một cái Trí Tri mà cùng lúc lại có hai Giống mà Hơi Khác vậy :
ĐỒNG NHI DỊ LÀ ÂM DƯƠNG LÝ GIỐNG MÀ HƠI KHÁC
Ý thức được khả năng Âm Dương Trí Tri Ý của Lý Trí Tánh, Cái Tôi - Con Người biết xử dụng chính nó làm Gậy Thần Sách Ước cho chính Lý Trí mình làm khí cụ cho Tính Biết Trở Nên Biết Hoá thành dồi mài Trí Tri Ý Thông thường làm chỗ nương tựa cho Trí Tri Ý Khác Thường trở nên Linh hoạt hơn đó là biết vận dụng Âm Dương không thể phân cách tách biệt , đó là nghệ thuật làm nẩy sinh Hoá Sinh ra Thần thức và Đức Thần Minh cho chính Lý Trí của mình.
2. Những khám phá của Lý Trí Tánh nhờ Đồng Nhi Dị 

· Luật Biến Hoá : Cái Tôi - Con người, ngắm nhìn Vạn vật quanh mình nó nhận thức ngay rằng Vạn vật ấy cũng như mình là một trong muôn vàn Hoá thành trong Vũ Trụ Giống Mà Hơi Khác với nó cũng sống chết, buồn vui , sinh sinh diệt diệt, đồng thời cũng thấy trong nó như một Tiểu Vũ trụ động tĩnh Giống Mà Hơi Khác với Vũ Trụ hiện hữu ; Cái Tôi ấy còn ghi được đường đi của Trí tri Ý luôn tiêu trưởng, ẩn hiện , luôn biến đổi biến động lúc sáng lúc tối trí, lúc nhanh như thần lúc ù lì chậm chạp và với Tánh Hiểu Biết , Biết Hiểu và Biết Không Hiểu ta có :
· Và Yếu Lý được khám phá :
Thì ra bất kể là Người, Vật hay Việc gì kể cà Vô Hình như Trí tri cho đến Hữu hình ô dề cục mịch dễ thấy, đều Biến Động, Biến Đổi và Biến Hoá Hoá Thành theo một Lý lẽ duy nhất là GMHK với chính nó .
Từ đó Luật Biến Hóa được phát biểu :
Ngay trong lúc Biến Động , Biến Đổi , Biến Hoá thì Mọi Hoá Thành chúng đều có những Lý lẽ Nội Hàm cùng lúc chung cùng lập tức tức thời như sau :
· 
Có Tương Đông Tương Giao Tương Cảm Tương Sinh: Vì Uyên Nguyên cuả Biến Hoá là GMHK, là „ Cú Hích „ để Vận Động , là Luật Cấu Tạo Hoá Thành Vũ Trụ nên không thể còn Cái KHTK được nữa vì nó đã Động Biến GMHK thành Cái Mới KHTK Cực nghiã là nó đã Động Giao Cảm để Hoá Sinh KHTK CỰC còn gọi là THÁI CỰC là Hoá Thành mẫu mực của mọi Hoá Thành sau này và đời đời mãi mãi GMHK như thế .
· Có Đạo Lý Cực: Không tiến tới Cực thì không có Cái Mới ; Miên man trong chuỗi Biến hoá GMHK vô cùng tận của Vũ Trụ, Lý Trí Tánh lại khám phá rằng cứ mỗi lần Biến hoá chuyển sang Bộ Mặt Mới thì những điểm khởi đầu chuyển hoá Cực nhanh Cực nhỏ , tạo một Chuỗi Cực liên lỉ liên tục phủ trùm mọi chiều kích bất kể Không Thời Gian, tại đó những Điểm uốn lập tức tức thời ấy gọi là CỰC GIAI ĐOẠN để GMHK với Bộ Mặt Cũ trước khi hình thành Bộ Mặt Mới, danh gọi là Manh Nha hay Manh Vi , Đây cũng là Đạo Cực , Đạo Hoá Sinh Sinh Sát của muôn loài :
· Có Lý Lẽ Khởi Dứt: Do Đạo Cực ấy mà mọi Hoá Thành buộc phải liên lỉ liên tục để tuân thủ Luật Biến Hoá để Hoá Thành hoá ra , cái này Khởi thì cái kia Dứt vạn vật cứ thế trầm luân, cái trước cái sau khai mở theo Biến Hoá Luật đó là Tài năng siêu tuyệt cuả Tạo Hoá chỉ có Nhất Luật Biến Hoá Nhất Lý Đồng Nhi Dị mà Tạo dựng ra Muôn vật Vô Hữu Hữu Vô .
· Có Tuần Tự Trật Tự: Đã Là Một Cái Thành ra thì phải có Cái Trước nó đã Cực biến ra nó và phải sẽ có cái Sau nó để nó cũng phải tuân thủ Lý Lẽ Cực ấy và cứ thế Tuần Tự Trật Tự thành một Chuỗi Hoá Thành GMHK với các Chuỗi Hoá Thành Khác.
· Có Lý Lẽ Sinh Khắc: Khi Hoá Thành đã Tương Động Tương Giao thì không thể không Tương Cảm nghiã là biết Yêu ghét, biết hút đẩy , biết cho nhận biết giận thương, biết yên bình giận dữ , biết sáng tối, ...đó lá AD Tình Ý Vũ trụ .
Bởi vì khi đã Hoá Thành thì đã là một Chủ thể hiện hữu so với các Khách thể Hoá thành khác và ta chì có các trường hợp :
- Khách thể đã hỗ sinh Chủ thể
- Chủ thể hỗ sinh Khách thể mới gmhk.
- Khách thể gmhk khắc chống Chủ thể.
- Chủ thể khắc chống lại Khách thể .
Như vậy 4 Đối tượng ( Tứ tượng) vừa liên hệ Vận hành Sinh Khắc nêu trên kể cả Chủ thể nữa là 5 gọi là NGŨ HÀNH hay NGŨ THẦN là những Bộ Mặt của một Hóa Thành , của một Hiện hữu khi Động Giao Cảm mà AD TÌNH LÝ TÌNH Ý hoá sinh hoá thành .

3. Lý Trí Tánh Truy Nguyên

Sau khi khám phá Nhất Lý Nhất Luật , Lý Trí Tánh tiếp tục Truy nguyên về Cái Hoá Thành , Cái nào là Cái Thành đầu tiên khi Vũ Trụ có Nhất Luật Nhất Lý như nhiên tự nhiên ấy.
Có Biến hoá là có Tạo Hóa , có Trời Đất bởi vì Không Biến hoá thì chẳng có cái gì cả là cái Không, cái KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG ( KHTK ) thì không có Đồng Nhi Dị , không có Vũ Trụ, không có muôn loài , vậy là Hư Vô .
Thế nhưng khi Lý Trí Tánh vừa nhận thức cái Hư Vô ấy thì lập tức tức thì Trí Tri đã nhận ra là đã CÓ CÁI KHÔNG rồi không thể nào trở về lại được Cái KHTK nữa ; cho dù cứ tưởng tượng ngàn lần về cái KHTK thì cũng là đã có Cái Không rồi ! Vậy là Lý Trí Tánh buộc phải chấm dứt Truy Nguyên; không còn cái gì trước KHTK nữa ; KHTK là không còn cái Lý Trí Tánh Hiểu Biết , Biết Hiểu nữa thì lấy gì để Truy Nguyên !
Cái Tôi liên tục trầm mặc , lý luận , biện minh cho cái Hiện Hữu của KHTK mờ mịt này ...nhưng chính cái Lý Trí Tánh đã dứt khoát chỉ ra rằng KHTK không còn nữa nó đã Biến Hoá Hoá thành muôn vật , nó đã là Cơ Nghiệp đầy dẫy của Tạo Hóa , nó đã CỰC để thành KHTK Cực tức đã Hoá thành VÔ CỰC rồi nghiã là nó đã theo Lý lẽ Cực , đã trở thành GMHK với KHTK rồi .
nói cách khác KHTK Cực là KHTK được và bị Lý Trí Tánh Tôi-Con Người đã mon mem tới , được và bị nhận biết Tính Manh nha GMHK đã Hoá Thành KHTKCỰC, thành VÔ CỰC rồi .

Lý Lẽ Một mà Ba:

Một lần nữa Lý Trí Tánh xác định Yếu Lý ĐND GMHK trong cái Hoá Thành Vô Cực ; Vô Cực là một cái đã Hoá Thành : CÁI MỘT đã và chỉ có nghiã khi Cái Thứ 2 KHTK mà nó vừa mon men đến có Cái Manh Nha là Cái Thứ 3 ban nghiã lý cho nó để Hiện hình đáp ứng nhu cầu cho Lý Trí Tánh . Từ đó xác định :
· KHTK xứng là ÂM ẩn tàng là Bộ Mặt Cũ
· KHTK Manh Nha hay Manh Vi xứng là Dương GMHK hiển lộ ra .
· KHTK Cực là Cái Vô Cực đã thành ôm ấp Âm Dương GMHK không thể tách rời của Bộ Mặt Cũ KHTK so với Vô Cực là Bộ Mặt Mới ( BMM ).

Danh Lý ÂM DƯƠNG
Vậy Danh Lý ÂM DƯƠNG được hình thành và có nghĩa theo Lý lẽ Một Mà Ba này .
- AD là Giống Mà Hơi Khác hay Khác Mà Hơi Giống.
- Không có Âm Hoàn Toàn Âm hay Dương Hoàn Toàn Dương .
- Có AD là có Giao Hoán Động Tỉnh Cảm Sinh .
- AD là Đồng Dị ,Dị Đồng, Nơi nào có ĐỒNG DỊ là có Âm Dương .
- Đồng đâu thì Dị đó, Dị đâu thì Đồng đó.
- Đại Đồng thì Đại Dị , Tiểu Đồng thì Tiểu Dị.
- Đại Đồng có Tiểu Dị, Đại Dị thì có Tiểu Đồng
- AD tuy Hai mà là Một để bổ nghiã cho nhau , cung cầu san sẻ hấp dẫn lẫn nhau cùng lúc chung cùng, Âm đâu thì Dương đó , Dương đâu thì Âm đó .
- Âm trưởng Dương tiêu, Duơng trưởng thì Âm tiêu.
- Âm ẩn thì Dương hiện, Dương ẩn thì Âm hiên

4. Lý Trí Tánh Hoàn Nguyên
 
Lý Trí Tánh không dừng lại sau khi đã Truy nguyên nghiã là sau khi đã mon men về đến Tiên Thiên Trí Tri Ý ; nó tiếp tục trở về Truy nã Hậu Thiên tức Hoàn nguyên, tiếp tục mổ xẻ các chuỗi Hoá thành khởi từ Hậu Thiên Vô Cực để theo dõi sự Tưởng Giao,Tương Cảm , Tương Động , Tương Sinh của Âm Dương đang Động tĩnh trong muôn loài Vạn Vật Hiện Hữu.
Lý Trí Tánh của Tiền Nhân , Cái Tôi - Con Người Tiền Nhân đặt tên cái Danh Vô Cực , Thái Cực cho Tượng Hình trong Thái Cực Đồ Vô Tự mà Tổ tiên để lại cũng cho thấy Lý Trí Tánh của các ngài đã Truy Nguyên về đến KHTK và nhận biết KHTK Cực , nhận biết Đạo Cực .
 
Như vậy :
Sự thật đây chỉ là một gượng ép để phân tích diễn tả một Chỉnh thể bất khả phân nội tại AD của Sự Lý nếu không cảm nhận được sự Tương Động Tương Giao Tương Cảm Tương Sinh GMHK đang liên lỉ Biến Động Biến Đổi Biến Hoá lập tức tức thời trong mỗi Nội tại ấy .
Mặc dù sự Phân tích là gượng ép nhưng là chính lý vì tuân thủ AD ĐND và giúp người học hãnh tiến do đó chúng ta cần diễn giải những Biến Hoá Hoá Thành neo được Ý Lý Âm Dương ĐND .
Trải qua bao nhiêu thời đại Dịch Lý chỉ được phổ biến những giá trị thực dụng, những kết quả hấp dẫn khi ứng dụng Dịch Lý . Điều đáng tiếc là Nguồn gốc Lý thuyết đã bị phai mờ hay bị lờ đi bằng những Huyền Thoại Mu Ruà Long Mã .
DLVN khai phá rất rõ ràng phần Truy Nguyên tức Tiên Thiên Trí Tri Ý làm cơ bản cho Phần Lý Giải Hậu Thiên Trí Tri Ý tức Hoàn Nguyên mà không làm lạc Ý lạc Lý mà còn Khoa học hóa Luận Lý Tinh Hoa Di sản của Tiền Nhân . Di Sản về Vạch Hào được coi là hữu hiệu nhất để mô tả Lý Biến Hoá Hoá Thành : LÝ THÀNH
DLVN xử dụng Học Thuyết TIÊN HẬU THIÊN TRÍ TRI Ý THỨC khai mở HẬU THIÊN TRÍ TRI Ý như sau :

5. Tiên Thiên Lý Thuyết khai dụng

Mọi Hậu thiên Hoá thành đều phải đáp ứng 3 điều kiện Tiên Thiên
· Thoả mãn Yếu Lý Đồng Nhi Dị : một mà có 2 nhưng lại là 3 tự ban nghiã cho nhau .
· Thoả mãn Lẽ Khỏi Dứt: Khởi Vô Dứt Hữu, Khởi Âm Dứt Dương (Â trước D sau ), Gốc dưới Ngọn trên . ( mầu đỏ hình bên dưới)
· Thoả mãn Lẽ Cực, Đạo Cực để chuyển thành cái Mới GMHK .

6. Tiên Thiên Trí Tri Ý lý giải Hậu Thiên Trí Tri Ý



7. Vận Hành Đệ Nhiên Sinh

Hoá Thành ra cái này cái nọ cái kia ra muôn hình vạn trạng , mà không có Sinh khí thì chỉ là những lầm tưởng khi chúng ta vô tình tách rời Tính lý tình ý của chúng ra khỏi Thể trạng của chúng ; do đó DLVN có cụm từ « CÙNG LÚC CHUNG CÙNG » và « LẬP TỨC TỨC THỜI » là để diễn tả tính bất khả phân và bất chấp không thời gian của Âm Dương Vận Hành trong khi bất đắc dĩ phân chia một AD Sống Động bằng 2 vạch Đứt và Liền .
Do vậy từ khi AD hình hoá hoá hình ra ra Bát Quái với 64 AD Tình Lý cho đến khi là một Thực Thể Hiện hữu thì tất cả những Tính Lý Tình Ý ấy đã cùng lúc chung cùng lập tức tức thời Vận Hành trong chúng ; nói khác đi AD Bát Quái đã có sẵn trong mình AD Ngũ hành để Vận động Hoá Sinh Sinh Hoá gọi là Đệ Nhiên Sinh Hoá Đệ Nhiên Sinh Thành . Là Tính Lý Tình Ý của mọi CÁI NHIÊN trong Vũ Trụ từ thưở KHTK CỰC và mãi mãi đến muôn đời .
 
Lời kết
 
Tiểu luận được viết để ôn tập cho Học viên cũng là như một Bài Mẫu để bước vào trình độ Cao Đẳng DLVN Học viên sẽ phải diễn tả những nhận thức của mình tuy theo từng Vấn đề ngõ hầu Quảng diễn tư duy Dịch Lý của mình bằng những Tiểu Luận tương tự , đồng thời từ kiến thức tổng hợp tóm lược này mong mỏi Học Viên sẽ dễ dàng chuyển hoá thành những nhận thức có sắc thái riêng của mình hơn ; và nhất là khi sẽ học tới các Bài chi tiết trong nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam không gặp nhiều trở ngại về Căn bản .
Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức
Hạnh Thanh
Lý Thuần Càn

11/01/2008

Vũ Trụ Ngữ


 

VŨ TRỤ NGỮ LIÊN HÀNH TINH

      Khi có được một Ngôn ngữ có thể giúp ta hiểu được Đại Ý tiếng nói thượng cầm hạ thú, thì hẳn nhiên Danh gọi Vũ Trụ ngữ quả là xứng danh . Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn văn Mì khám phá ra Vũ trụ Ngữ, dĩ nhiên, đương nhiên Tiếng Việt sẽ Minh giải tường tận Lý lẽ Huyền vi của Tạo Hoá, cho nên bắt buộc một cách miển cưởng Tiếng Việt sẽ phải là Vũ Trụ Ngữ .
Đây không phải là một Vọng Ngôn, cũng không phải là việc hãnh tiến , hãnh diện của dân tộc Việt Nam gì cả. Chỉ vì Văn Minh Dịch lý Việt Nam đã bị và được chứng minh, ứng dụng, áp dụng thành công trong việc LẮNG NGHE THIÊN Ý... Tức Biết Nghe, biết đọc và biết viết rành rẽ Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh...Nay Việt Nam Dịch lý Hội chỉ có bổn phận thông báo : Có việc Trời làm, Trời phó thác cho dân tộc Việt Nam chịu trách nhiệm Khởi đầu thi hành Vũ Trụ Ngữ.

 
Thầy Xuân Phong

Âm Dương Vũ Trụ Ngữ là gì ?

Chúng ta học Dịch Lý thì ai ai cũng biết : chính Trí Tri Ý Cơ Cấu Tượng hình hài thanh của riêng mình khám phá ra Trí tri Cơ cấu tượng hình hài thanh của Vũ trụ.(Thiên Ý là Trí tri cơ cấu vũ trụ,tức tiếng nói của Tạo Hóa ; còn Trí tri cơ cấu ở riêng mỗi con Người là Ngôn ngữ của loài Người) và các Hình Đồ Vô Tự lồng trong đó là: Ý nói Lý Dịch siêu nhiên ám chỉ: Muôn loài Vạn Vật vốn khởi đi từ VÔ NGÔN ẨN NGỮ mà ra Ngôn Ngữ và chỉ để trở về Vô Ngôn Ẩn Ngữ Bộ Mặt Mới mà thôi. Rốt lại, Tượng hình hài thanh , ngôn ngữ , âm thanh trầm bổng là Trí tri Quy Uớc...Nhưng, ngôn ngữ của riêng mỗi dân tộc chỉ là Tượng Hình và Hài Thanh của quy ước Vùng, quy ước Hạn hẹp, quy ước cạn hẹp.... rồi đến Quy ước Thế giới ngữ, và nay Văn Minh Dịch lý Việt Nam dẫn dắt Nhân loại đi vào Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh.
Đây có thể nói là những Ký tự đầu tiên của Vũ Trụ Ngữ, đầu tiên muốn diễn tả Tiếng nói của Vũ Trụ. Vốn phát xuất từ Vô Ngôn, tức là Vô Tự Thiên Thơ Kinh, mà lại Nói nhiều nhất đầy đủ nhất, mặc dù Văn bất tận Ngôn, Ngôn bất tận Ý, Ý bất tận cùng kỳ Lý, Thâm ý của tiền nhân mong muốn chúng ta phải động não, phải biết Thắc mắc, phải suy lý cho đến tận cùng kỳ lý trong phương tiện quy ước Ngôn Ngữ.
Thầy Xuân Phong đã chính thức Đại Chúng Hóa Văn Minh Dịch Lý Việt Nam bằng ÂM DƯƠNG VŨ TRỤ NGỮ gọi tắt là VŨ TRỤ NGỮ; đã quảng diễn VŨTRỤ NGỮ bằng Tiếng Việt và đã chứng minh một cách Khoa học bằng Trí Tri Cơ Cấu Âm Dương Đồng Nhi Dị, bằng NHẤT LÝ, NHẤT LUẬT mọi biến hoá hoá thành của Vũ Trụ, bằng phương tiện: Vô tự thiên thơ Kinh.

Việt Dịch Chánh Tông

       Việt Dịch Chánh Tông là điển hình Minh Chứng về Vũ trụ ngữ Liên Hành Tinh. Việt Dịch Chánh Tông là cuốn cẩm nang mở đầu cho người đọc trở về nguyên nghiã , nguyên lý của Vũ Trụ Ngữ trong Vô tự thiên thơ Kinh:tức hệ thống 064, Mỗi Đơn Tượng, Mỗi Dịch Tưọng được diễn nghiã bằng vài ý nghiã làm cơ bản cho cách Bến thông Danh ý và Danh lý của Tượng Dịch giúp người học mau chóng vô tư tìm được Ý Lý Tượng Dịch ngõ hầu khai mở Đức Thần Minh Vô Tư của chính mình. Xin trích vài phần trong tập sách

.

Tất cả những danh ý được lý trên người học cần cẩn trọng không nên thiên lệch cố chấp vào từ ngữ ; vì tất cả chỉ là Ý nghiã của một sự Được Lý trong một Phạm vi tình lý nào đó ; Tượng Lý thì có một nhưng Tượng Ý thì biến hóa không ngừng nghỉ muôn muôn trùng trùng. Đó là sự Huyền diệu của Vũ Trụ Ngữ.

Lời kết

Hiểu được ý của Thiên Địa Quỷ Thần, lãnh hội được thâm ý của Vũ trụ Trời Đất xoay vần; Thầy Xuân Phong đã mở ra 9 Phân Khoa để tuỳ duyên giúp người tu học bằng các Cửa ngõ này mà tuỳ theo Trí Tri cơ Cấu của mình cùng với Vũ Trụ Ngữ để lãnh hội được Lý Dịch. Xin tóm lược nội dung vài Phân Khoa để mong học giả tri ngộ Uy lực của Vũ Trụ Ngữ và Sự Mầu nhiệm của Lý học Dịch Lý Việt Nam..
· Phân Khoa Triết Lý Dịch Học còn gọi là Triết Dịch, Đạo Lý hay Vũ Trụ Đạo là Phân khoa dành cho những người yêu thích Triết học ; biện chứng Dịch Lý học phủ trùm các biện minh chứng nghiệm ngay lập tức gỡ rối những khuất tất trong Triết học nhân loại, là nhịp cầu nối liền giữa Vi mô -Vĩ mô, nối liền Huyền vi và Hiển hiện, Cân xứng Đạo Lý và Khoa học vật chất.
· Phân Khoa Khoa Học Biện Minh Chứng Nghiệm hay Phân Khoa Dự Đoán Lý Dịch hoặc Dịch Lý Báo Tin. Muốn tiên tri :
1. Trước tiên phải am tường Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh (quyển Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh)
2. Thứ đến -Cần tham khảo Phân Khoa Chiết tính Tình lý của muôn loài vạn vật một cách Khoa học, ngõ hầu khai mở Thần thức và Đức Thần minh. Gọi là tinh luyện Thần Hoạt bát Biến thông ... ( xem các quyển Việt Nam Dịch lý Khai nguyên,Việt Dịch Chánh tông và quyển Âm dương Lý số - Dương âm Số lý ).
· Phân Khoa Dịch Y Đạo, là Phân khoa trị bệnh không chỉ cho con người mà cho cả muôn loài vạn vật
DỊCH: là Biến Hoá, Biến Động, Biến Đổi, Hoá Thành, Trở Nên, Hoá Ra, Nói Chung, bất kể thứ gì có sự thay đổi, chuyển biến, xê dịch, vận động, cấu tạo hóa thành, thành tựu từ Bộ Mặt Cũ hoá thành Bộ Mặt Mới, là có dịch ở đó.
Y: là sửa đổi, thay đổi, chữa trị, điều chỉnh cho tốt lành hơn, tức là biến hoá hoá thành từ tình trạng, hiện tượng bệnh tật trở nên giảm bịnh, cho đến hết bệnh tật. (nếu được) .
ĐẠO: Là Đường Lối, gồm các lý lẽ qui luật tự nhiên đương nhiên phải phải như thế, nên có tính phổ biến và tất yếu của một chân lý, vì vậy, người đời thường quen gọi là Đạo lý. Đem ĐẠO DỊCH vào Phạm vi “ Y thuật”, gọi danh: DỊCH Y ĐẠO .



Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức

Bản Nhạc này lúc sinh tiền Thầy Tổ rất yêu thích.





10/21/2008

DỊCH LÝ VIỆT NAM-THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC ĐẠI LƯỢC


THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

                             ĐẠI LƯỢC

 
Thiên Nhiên Xã Hội Học là Bộ Sách dành cho Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội , một trong 9 Phân khoa của Học Thuyết Tiên Hâu Thiên Trí Tri Ý Thức Việt Nam Dịch Lý Hội ; được Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn Văn Mì trước tác khẩu truyền và Cao Thanh đặc trách biên soạn . Mỗi đoạn, mỗi câu , mỗi chữ đều thâm sâu súc tích . Người viết chỉ lãnh hội được phần nào tinh hoa trong đó khi học tập và ghi chép lại ở đây như một Bút ký Tu Học ; do đó bài viết có tên là Đại lược và không thể gọi là Tập sách hướng dẫn cho Môn học này , mục đích của Bài viết chỉ như một giới thiệu sơ lược tóm tắt những ý lý khái lược quan trọng về Môn học uyên bác này. Học giả thiện tâm với Hồn thiêng Dân tộc xin tìm đến Hội Dịch Lý Việt Nam để tìm hiểu thêm.

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI

Vũ trụ thiên nhiên muôn vật muôn vẻ muôn trùng , con người tưởng chừng như khó mà hiểu được cặn kẻ tính lý từng loại, con người thế tục mãi ngụp lặn trong tư kiến, định kiến .
Khoa học Tây phương và nhất là trong thời kỳ Phục hưng Thế Kỷ 18 từ sau Galileo đến nay , các Khoa Học Gia đã cố gắng nghiên cứu và đã có nhiều kết quả vưọt bậc trong việc phân loại , phân tích cơ cấu cho nhiều Ngành nhánh và môn học , Hoá Học Vô Hữn cơ , Thiên văn Học , Vũ Trụ Học , Điạ cầu Học , Vật Lý, Vật Lý Lượng Tử, Lượng Tử Học , Điên ,Điện Từ Học , Hình Học Euclide, Topo học, Không Gian Học, Bản Thể Học v.v...
Cùng lúc ấy đa số người ta lại bỏ quên Tâm linh , Đạo học và Triết Học về phiá sau , Nhân loại chỉ tập trung vào việc học tập , giảng dậy khoa học Vật chất Cơ khí, chế tác không ngừng nghỉ mọi phát minh nhằm phục vụ Vật chất cho con người bất kể lợi hại ,thiện ác .
Cuối cùng Văn minh Tinh Thần và Văn minh Vật chất vẫn bị và được coi là tách biệt không có được một sự Cân bằng thống nhất an lạc nào cho Nhân loại; đó là Nguyên nhân của Tại Họa và Chiến tranh do con ngưòi vọng động tự hủy diệt chính mình .
Mặc dù nhiều nhà Bác Học nổi danh đã khuyến cáo Nhân loại hãy dừng lại cơn đam mê Vật chất Vô Thần ; Quan niệm Duy thức cũng như Quan niệm Công cụ của giới Khoa học Tây phương cũng chỉ là những thái quá bất cập của Âm dương Tri thức thiên lệch .
Nhưng Thiên nhiên Vũ trụ mãi mãi biến đổi biến động để mãi mãi vẫn là Thiên nhiên với nhiều bộ mặt giống mà hơi khác với Thiên nhiên ban đầu . Các nền Văn minh cực thịnh cho dù tới đâu rồi cũng phải tàn lụi trở về với Thiên nhiên Bộ mặt mới với sự Như nhiên biến đổi biến động của nó giống mà hơi khác với Thưở Tạo thiên lập địa .Đó là Thiên Nhiên Xã Hội khuôn mẫu của muôn loài .

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học của Dịch Lý Việt Nam là một Khoa học nghiên cứu và luận giải các sâu kín lặng lẽ ẩn tàng nội tại các tổ chức đời sống của Muôn loài Vạn vật trong đó có Con người . Tất cả đếu Động Tĩnh như nhiên hoặc cố nhiên , đều quây quần hội tụ va chạm và hấp dân lẫn nhau , đều có tiêu trưởng , sinh diệt, xung khắc đối đãi nhau , tất cả tạo dựng lên bối cảnh thực tế đa dạng và phong phú trong Thiên Nhiên Xã Hội .
Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học cũng là một cửa ngõ giúp các học giả có cơ duyên tiếp cận với Dịch Lý Việt Nam , từ các kiến thức Xã hội hỗn mang tự thiết kế một Mô hình có trình tự lý giải cho kiến thức của mình và cũng từ đó trau dồi được Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức nói khác đi là trau dồi được Lý Dịch của Dịch Lý Việt Nam làm cơ sở cho Tri Thức thăng hoa .

NỘI DUNG ĐẠI LƯỢC KHOA THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giải lẽ Biến Động Biến Đổi Biến Hoá Hoá Thành trong phạm vi Hậu thiên Xã Hội; vì thế trong Phạm trù này cần xác định các Phạm vi trong khi dùng các Phương pháp, Định luật , Quy luật khảo sát ; Các Phạm vi theo Âm Dương Dịch Lý Việt Nam đưọc ấn định thành 12 Phạm vi Tình Lý như sau :

Phạm Vi Tình Lý

Trong Thiên nhiên Vạn hữu uyên nguyên đều có Động Tĩnh Biến đổi, Biến động Biến hoá thể hiện qua các Phạm Vi Tình Lý sau từ Vô thể đến Hữu hình :

Nguyên Lý Cơ Bản


Từ Nguyên Lý Cơ Bản trên tức Yếu Lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống Mà Hơi Khác) ta có nhiều Khái niệm , Định Nghiã, Quy Luật , Định Luật… Riêng trong Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học một số trong các hệ luận trên của Học Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức được dùng làm Phương pháp học tập như sau :.

I.-Khái niệm Âm Dương

Không có Một Vô thể hay Hữu thể nào trong Vũ Trụ không Biến hoá nếu không Biến hóa Biến đổi Biến động thì không thể có Vũ Trụ Vô hữu ngày nay; vậy Biến hóa như thế nào? Nguyên Lý Cơ Bản cho ta thấy ngay : Tất cả đều Biến dịch theo Lý lẽ GIỐNG MÀ HƠI KHÁC , nghĩa là để có một Cái Mới thì một cái Manh nha Giống mà hơi khác với cái Cũ lập tức tức thời bất kể Không Gian Thời Gian hình thành trong nội tại Cái Cũ ; nếu gọi cái Cũ là ÂM thì cái Mới là DƯƠNG giống mà hơi khác với cái Cũ và ngược lại . Như vậy ta có những phát biểu cho Khái niện này :
- Âm Dương chỉ là cái Danh để diễn tả Lý lẽ Giống Mà Hơi Khác trong một thể thống nhất bất kể ở một phạm trù hay phạm vi vô hữu nào .
- Âm Dương là Giống Mà Hơi Khác manh nha nội tại mâu thuẫn tự hình thành.
- Âm Dương cùng lúc chung cùng bất khả phân .
- Âm Dương ban bố san sẻ ý nghiã cho nhau , được lý vì có nhau .
- Âm Dương có Vận hành Động tĩnh , Tiêu trưởng, Khởi dứt , Tuần tự và Trật tự như nhiên nhiệm nhặt .
Dưới đây là một số Luật cơ bản trong Thiên Nhiên Xã HộI Học :

1.- Quy Luật Biến Hóa

Âm Dương không ngừng nghỉ biến hoá san sẻ nghĩa lý cho nhau chúng có một trình tự tự nhiên như sau :
° Tương Động
° Tương Giao
° Tương Cảm
° Tương Sinh
Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giảng những Tính Lý của Thiên Nhiên Âm Dương Vũ Trụ Vạn vật nghiã là khám phá những Cơ cấu Tổ chức của Xã Hội Thiên nhiên vì thế nó trở nên những khuân mẫu cho mọi Xã hội Tiên Hậu Thiên của Vạn hữu cũng như con người . Khám phá được cơ mật của Tạo Hóa Tiên thiên Xã hội thì há chẳng phải là mẫu mực cho Hậu thiên bông trái của Thiên nhiên sao. Âm dương Tiên Hậu lúc nào cũng ôm ấp nhau mang hình hài Giống mà hơi khác của nhau là vậy.

2.- Luật Động Tĩnh

Không có Động Tĩnh tức không có Sự Sống , xét trong cả 12 Phạm vi Tình Lý không Phạm vi nào thoát khỏi Âm Dương Động Tĩnh , lúc ta cảm thấy ngu dốt châm chạp và cũng có lúc ta cảm thấy nhậy bén sâu sắc đó là Động Tình của Trí Tri .
Yếu Lý Đồng Nhi Dị giúp ta nhận thức được rằng Cùng một Trí tri ( Đồng) thế mà lại có rối trí, tối trí, sáng trí …(Dị) ; Vì thế nhờ nắm bắt được Động Tĩnh , hiểu rõ trong Tĩnh là đang có Manh nha Động ; trong Động là đang có Manh Nha Tĩnh con người có thể nhìn nhận ra được Sự Suy Vượng của đối tượng cần khảo sát, của Xã Hội đang diễn biến thịnh suy .

3.- Luật Vận Hành

Âm Dương Vận Hành nghĩa là Âm Dương giao hoán cọ sát cùng một lúc vừa Động vừa Giao vừa Cảm vừa Sinh hoá nghiã là chúng thực hiễn Yếu lý Đồng Nhi Di một cách nhiệm nhặt tuần tự và trật tự .
Trong Thiên Nhiên Xã Hội sự Vận hành này có thể diễn tả nhờ Giai đoạn Trung gian Tứ tượng của Âm Dương giao hoán trước khi Biến hoá hóa thành Bát quái ; Bát quái là 8 thực thể mang trọn vẹn nghĩa lý hoá thành hoàn chỉnh của Lý lẽ Đồng Nhi Dị ; nên nhớ khởi từ Âm dương giao hoán cho tới khi Hoá thành Bát Quái sự biến hoá biến đổi biến đông là lấp tức tức thời là nhanh vô cùng nhanh , không gian thời gian mà chúng ta có thể tưởng tượng còn là chậm rất nhiều so với Sự Hoá thành ra Bát Quái. Điều này muốn nói 1 là 8 , là 4, là 3, là 2 và cũng là 1giống mà hơi khác cùng lúc chung cùng .
4.- Luật Sinh Khắc
Vì vậy tạm thời chúng ta phải miễn cưỡng tách giai đoạn ( biến hóa thần tốc không thời gian) để nhận ra rằng Âm Dương Đồng Nhi Dị trong giai đoan không thời gian ấy đã giao hoán biến động đối đãi nhau sinh khắc nhau tạo một Lý Lẽ Sinh Khác như sau :
Mọi hiện hữu đều mang trong tự thân nó lý lẽ sau :
· Được và bị Sinh ra. ( Sinh nhập )
· Tạo ra sinh sản ra cái giống mà hơi khác với mình ( Sinh Xuất )
· Được và bị áp chế ( Khắc nhập )
· Áp chế cái giống và hơi khác với mình ( Khắc Xuất )
Từ đây Khái niệm Ngũ Hành được hiện diện trong lúc Hoá Sinh .
Danh Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ thường dùng chỉ là một trường hợp Sinh khắc trong Vạn hữu của Lý Dịch Việt Nam ; ở đây cần được Vô tư định danh theo chính lý Âm Dương Sinh khắc không nên câu chấp , mới có thể thấu tường Lý lẽ Âm dương Đồng Nhi Dị.
và Biến thông được Chính Lý .
5.- Luật Khởi Dứt
Bát Quái như đã nói trên là những Đơn tượng viên mãn Hoá thành đại diện cho TÍNH LÝ cuả một Hiện hữu , những Hoá thành này là những Đơn vị hội đủ Lý Âm dương Đồng Nhi Dị 1 mà 2 mà là 3 là 4 mà lại là 8 và chúng có đủ tư cách là một Thực Thể .
- Bát Quái là 1 mà 2 vì trong nó mang trong mình ý nghiã Âm Dương
- Bát quái là 1 mà 3 là vì muốn chứng tỏ nó là một Thực có 2 tính Âm dương không thể tách rời luôn ẩn hiện trong nó.
- Bát Quái là 1 mà 4 vì trong nó không thể thiếu Tình Lý Sinh Khắc sẵn sàng đối đải với một Thực thể khác kể cả chính nó.
- Bát Quái là 1 mà 8 vì trong chính nó cũng chỉ là Giống mà hơi khác với Quái khác nó được Tuần tự và Trật tự hoá thành từ Khởi tới Dứt từ Hư đến Như chu kỳ cứ thế tiêp diễn với Bộ mặt mới Giống mà hơi khác Bộ mặt Cũ.
- Hình diễn biến nhiệm nhặt chuyển hoá từ Hư (không) đến Như (có).
6.- Luật Tiêu Trưởng
Từ lúc Bát Quái là những đơn tượng viên mãn đại diện cho TÍNH LÝ ( Argument)cuả một Hiện hữu( Sein) đủ tư cách là một Thực Thể (Dasein), đủ tư cách mang Lý Tính như nhiên của mình giao hoán lẫn nhau tạo ra 64 TÌNH LÝ ; chúng ta thường gọi là 64 Tượng kép, là toàn bộ các tình ý ( Sinn) của muôn vật , là khuôn mẫu được thể hiện giống mà hơi khác qua 64 Bộ Mặt tiêu biểu .
Trong 64 tượng ý lý tình này bao hàm mọi tình tiết âm dương , sinh khắc đối đãi , giao dịch thăng giáng , một chuỗi trong tình ý này cho thấy luật Âm dương Tiêu trưởng:


 
Trong Thiên Nhiên Xã Hội , trùng trùng Tình lý , giầu nghèo, no đói, thiện ác , sáng tối , qủy thần, tốt xấu …nhưng thực ra cũng chỉ quanh quẩn trong Âm Dương Tính Lý , trong 64 Tình Lý thăng giáng tiêu trưởng , giầu là nghèo ít , sáng là ít tối …thiện ít ác nhiều là ác, ác ít thiện nhiều là thiện , vậy thiện ác, giầu ngheo, sáng tốt cùng lúc chung cùng để ban cho nhau ý nghiã mà thôi .

II.- Những Quy ước được lý trong Thiên Nhiên Xã Hội
Những Quy ước này được các Bậc huệ trí sáng tạo xứng danh để chúng ta khai triển mở mang kiến thức và khai dụng trong Thiên Nhiên Xã Hội Học nhờ diễn dịch Chính lý với Nguyên Lý Đồng Nhi Dị .
1.- Quy Ước Ngũ Thần
Trong giai đoạn Âm Dương Giao dịch từ Khởi đến Dứt , Luật Sinh Khắc Tứ tượng Vận hành buộc Âm Dương Lưỡng nghi phải đối đãi nhau theo Nguyên Lý Đồng Nhi Dị Giống mà Hơi khác tạo 4 mối Giao dịch , 4 Tính lý Sinh Khắc tàng chưá trong mỗi Hiện thực khiến mỗi một hiên thực lúc nào cũng có những Ái Nộ Lực quây quần yêu ghét , sinh hóa, quân bình lẫn nhau tạo thành Ngũ Thần .
Ngũ Thần đại diện cho Tính Yêu Ghét, cho Tinh Thần Yêu ghét này gọi tắt là Thần , chúng cùng lúc chung cùng mạnh yếu nặng nhẹ thể hiện khi Giao tiếp gồm có:
· Dụng Thần .
· Nguyên Thần
· Tiết Thần
· Cừu Thần
· Kỵ Thần
với những Khái niệm sau :
- Đại diện chính cho Cá Nhân Hành động , cho Sự biến hay Sự cố là Dụng Thần
- Phát Sinh ra , làm lợi cho Dụng Thần gọi là Nguyên Thần
- Làm hại , khắc chế Dụng Thần gọi là Kỵ Thần
- Cái , kẻ mà Dụng Thần Phải hao tốn , phải phát sinh gọi là Tiết Thần
- Cái ,Kẻ mà Dụng Thần phải chống trả, phải phản công tấn kích gọi là Cừu Thần.
Mô hình trên chỉ diễn tả được phấn nào ý nghiã những Tương quan hệ lụy trong việc quân bình sinh hoá của các Thần , tự thân các Thần đều là những ý thức sinh tồn và tiến hoá , không tốt không xấu không Thần nào là xấu hoàn toàn và cũng chẳng thần nào là Tốt tuyệt đối . Nguyên Sinh Dụng nhưng đồng thời Khác Tiết thế mà Kẻ mình Sinh ra , hỗ trợ là Dụng lạ cắm đầu cúi cổ sinh ra cho bằng được Tiết , Tiết lại không chỉ không biết ơn Dụng mà lại còn giúp cho Cừu là đối tác nôi dưỡng Kỵ luôn luôn chống đối Dụng mà Dụng không ưa phải nỗ lực khắc chế Cừu để tồn tại ; ngược lại nếu không có gì áp chế , khuyến cáo Dụng thì ắt Dụng sẽ làm càn tự tung tự tác ! ...đó là Đồng Nhi Dị , là lẽ đương nhiên trong Thiên nhiên Xã hội luôn biến động biến đổi quân bình sinh hoá vậy .
Vì thế Dịch Lý Việt Nam luôn nhắc nhở Yếu Lý Đồng Nhi Dị để người học có được Đức Vô Tư phân biên Chân giả, thiện ác, lợi hại . Sự hiểu biêt vô tư công bằng này sẽ giúp ta an nhiên tự tại , thích ứng với Xã hội tư nhiên với thực tế cuộc sống , có được sự cảm thông độ lượng với muôn loài .
Ngũ thần hay Ngũ hành là Cơ cấu Động Tĩnh Sinh Khắc của mọi Vật mọi Việc của Xã Hội Thiên Nhiên , mỗi người , mỗi nhóm, mỗi Tổ chức , mỗi Xã hội v.v...tạo thành một Cục diện Thiên Hạ Sự hỗn mang, rắc rối nếu không dùng Yếu Lý Đồng Nhi Di làm kính chiếu yêu thì khó mà phân định chân giả, thời lúc và diễn biến .
Ác dã quân bình kỳ ác tắc tán
Thiên giả quân bình kỳ thiện tắc hiện
Dịch Lý Sĩ Xuân Phong
2.- Quy ước Các Thành phần Xã Hội
Một số những quy ước cổ điển hữu dụng biểu trưng các thành phần xã hội , đây chỉ là Sự Đặt Tên ( xin coi Lý Định Danh trong Văn Minh Dịch Lý VN ) ; do quan niện Biến đổi Biến hoá của Vũ Tru cũng Gống mà hơi khác với Biến động Biến đổi của con người do đó đã có những Danh ý như sau :
Danh ý theo Vận hành của Hệ Thái Dương
 
1. Thái Tuế : là tên chỉ một năm , trong năm có 4 mùa , 12 tháng , 360 ngày
Cổ nhân dùng mô tả một Hệ thông Chủ lực mà Thái tuế, chỉ người Lãnh đạo, người có uy quyền ,có đạo đức, là ngày Tết ngày đầu năm, người dưới quyền là các Tháng, Ngày 
2. Nguyệt Kiến : là Tháng đại diên cho Thái Tuế
Trong Xã hội ví như những người được đai diện Thái Tuế điều hành chính phủ, cơ quan...
3. Nguyệt Phá : đối kháng với Nguyệt Kiến, chỉ trích phê bình Nguyết Kiến
4. Nhật Thần :
là đại diện cho Tháng lẫn Năm trực tiếp gần gũi với vạn vật , là lúc Âm Duơng sáng tối dễ nhận dễ thấy biết . Ý nghiã trong Xã hội là những lực lượng trực tiếp thi hành quyền lực của Thái Tuế và Nguyệt Kiến .
Danh ý theo Biến hoá Hoá Thành Vạn loại

1. Tuần Không

Danh ý chỉ các nhóm loại không nằm trong Hệ thống Tổ chức chính , là những cá nhân hay nhóm Lưu lạc không vào căn gốc .Có thể phân làm 2 loại :

· Vượng Tướng Tuần Không : Loại người có chính nghiã , bất phục tùng hệ thống đương quyền , họ sẽ ẳnh hưởng rất lớn nếu hệ thống chính dần dần trở nên phi nghiã
· Hưu Tù Tuần Không : là loại người lỗi thời đang ở thời suy yếu, mất chính nghiã, mất tinh lực bị phế thải .

2. Phục Ngâm

Là những thành phần trái nghịch ần tàng sẵn có hoặc vô tình hay cố ý ở trong một cơ cấu làm tiết lộ cơ mật gồm :
- Vô cố Phục ngâm : không có ý nội tuyến nhưng vì ngu dại hay bị lợi dụng khéo léo
- Biến Dịch Phục Ngâm : bị biến đổi Lý tưởng , thay đổi tâm tánh cố tình ở lại làm nội tuyến .
- Tiên cơ Phục Ngâm : Là những kể đã cố tình len lỏi vào để làm nội tuyến.

3.- Phản Ngâm

Là những thành phần ly khai Chống đối
- Vô cố Phản Ngâm : Vô tình hành động tưởng đúng hoá ra ngược lại mục đích
- Biến dịch Phản Ngâm :Trước hăng say cùng lòng sau tách ly đối kháng.
- Tiên cơ Phản Ngâm : Được chuản bị sẵn để cướp quyền lợi quyền lực.

3.- Quy Ước Vượng Động
 
Trong Vượng có Suy, trong Động có Tĩnh , vì thế chỉ có Vượng và Động là Vấn đề được hình thành , Vượng mà không Động thì giống lửa cháy dưới đáy nước, Động mà không Vượng giống như chấu chấu đá xe .Vượng Động mà Chơn Giả không hay biết thì hối lẫm không kịp.

1.- Vòng Tràng Sinh

Quan sát sự thịnh suy của muôn loài , ngẫm thời Nguyên Hanh Lợi Trinh của Vạn vật Tứ thời bát tiết cồ nhân đặt ra vòng Tràng Sinh, Khởi từ Tràng Sinh cứ thế Giống mà hơi khác Tuần tự Trật tư Sinh Trưởng Thâu Tàng , Thành Trụ Hoại Không mà tạo nên những Chu kỳ Thịnh Suy của Muôn vật
          2.- Thời Động

Quy ước này cần có khả năng Chiêm nghiệm vững vàng mới nên dùng vì có thể làm loạn Ý khi xét Ý tuợng .
Theo thứ tự Thanh Long ,Chu tước, Câu trần , Đằng xà, Bạch Hổ, Huyền vũ ở vị trí Hào Sơ khởi lên hào lục theo Can của Ngày như sau :

LỜI KẾT

Thiên Nhiên Xã Hội Học là con đường dẫn đến Đạo Học, Đạo làm người có Tri thức an nhiên tự tại ; dẫn đến Lý Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Biện Minh Chứng Nghiệm tân kỳ khác hẳn các loại môn Dịch Học khác .

Những định danh định ước ở trên chỉ là những Hệ luận của YếuLý ĐỒNG NHI DỊ Dịch Lý Việt Nam chỉ có NHẤT LÝ , NHẤT LUẬT mà biến hóa trùng trùng luật lệ , Thiên Nhiên Xã Hội cho thấy muốn hiểu được tận cùng sâu thẩm của Xã Hội, học giả cần gia công trau dồi Dịch Lý Việt Nam .
Nơi nào có ĐỒNG DỊ là có Âm Dương
Âm dương không là gì cả
Âm dương là không mà có
Âm dương là tất cả
Âm dương cùng lúc chung cùng
Âm trưởng Dương tiêu, Duơng trưởng thì Âm tiêu
Âm ẩn thì Dương hiện, Dương ẩn thì Âm hiên
Âm là manh nha Dương, Dương là Manh nha Âm
Âm đâu thì Dương đó , Dương đâu thì Âm đó
Đồng đâu thì Dị đó, Dị đâu thì Đồng đó
Đại Đồng thì Đại Dị , Tiểu Đồng thì Tiểu Dị.
Đại Đồng có Tiểu Dị, Đại Dị thì có Tiểu Đồng

Tất cả chỉ là Giống Mà Hơi Khác , Hơi hơi Khác ….rồi thành Quá Khác, Qúa quá Khác
và ngược lại .Đó là chuỗi Lý của Vô Cực Tánh hay Đạo Cực mà có lẽ đa số chưa nhận rõ được sự nhiệm nhặt vi diệu nên thường chỉ thấy sự Quá khác , hay Chấm hết ! Phải hiểu HẾT là CỰC , là Điểm Uốn , hết Sáng là Tối , hết Ngày là Đêm hết Yêu đến Ghét… Đó là ý nghiã của Kỳ Nguyên Mới Văn Lý Học là nhịp cầu nối liền giữa Huyền Vi và Hiển hiện ; giữa Văn Minh Tinh Thần và Văn Minh Vật Chất .

Xin dùng lời của Ân sư Dịch Lý Sĩ Xuân Phong để thay lời kết .

Chúng nhơn năng giả bất năng chơn
Biến hoá Ân dương quyết thiệt hơn
Giả giả chơn chơn tuỳ thế thế
Khôn chơn khéo giả đạo hành nhơn
Kiền Cấu 23-09-Mậu Tý
Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức