11/01/2008

Vũ Trụ Ngữ


 

VŨ TRỤ NGỮ LIÊN HÀNH TINH

      Khi có được một Ngôn ngữ có thể giúp ta hiểu được Đại Ý tiếng nói thượng cầm hạ thú, thì hẳn nhiên Danh gọi Vũ Trụ ngữ quả là xứng danh . Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn văn Mì khám phá ra Vũ trụ Ngữ, dĩ nhiên, đương nhiên Tiếng Việt sẽ Minh giải tường tận Lý lẽ Huyền vi của Tạo Hoá, cho nên bắt buộc một cách miển cưởng Tiếng Việt sẽ phải là Vũ Trụ Ngữ .
Đây không phải là một Vọng Ngôn, cũng không phải là việc hãnh tiến , hãnh diện của dân tộc Việt Nam gì cả. Chỉ vì Văn Minh Dịch lý Việt Nam đã bị và được chứng minh, ứng dụng, áp dụng thành công trong việc LẮNG NGHE THIÊN Ý... Tức Biết Nghe, biết đọc và biết viết rành rẽ Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh...Nay Việt Nam Dịch lý Hội chỉ có bổn phận thông báo : Có việc Trời làm, Trời phó thác cho dân tộc Việt Nam chịu trách nhiệm Khởi đầu thi hành Vũ Trụ Ngữ.

 
Thầy Xuân Phong

Âm Dương Vũ Trụ Ngữ là gì ?

Chúng ta học Dịch Lý thì ai ai cũng biết : chính Trí Tri Ý Cơ Cấu Tượng hình hài thanh của riêng mình khám phá ra Trí tri Cơ cấu tượng hình hài thanh của Vũ trụ.(Thiên Ý là Trí tri cơ cấu vũ trụ,tức tiếng nói của Tạo Hóa ; còn Trí tri cơ cấu ở riêng mỗi con Người là Ngôn ngữ của loài Người) và các Hình Đồ Vô Tự lồng trong đó là: Ý nói Lý Dịch siêu nhiên ám chỉ: Muôn loài Vạn Vật vốn khởi đi từ VÔ NGÔN ẨN NGỮ mà ra Ngôn Ngữ và chỉ để trở về Vô Ngôn Ẩn Ngữ Bộ Mặt Mới mà thôi. Rốt lại, Tượng hình hài thanh , ngôn ngữ , âm thanh trầm bổng là Trí tri Quy Uớc...Nhưng, ngôn ngữ của riêng mỗi dân tộc chỉ là Tượng Hình và Hài Thanh của quy ước Vùng, quy ước Hạn hẹp, quy ước cạn hẹp.... rồi đến Quy ước Thế giới ngữ, và nay Văn Minh Dịch lý Việt Nam dẫn dắt Nhân loại đi vào Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh.
Đây có thể nói là những Ký tự đầu tiên của Vũ Trụ Ngữ, đầu tiên muốn diễn tả Tiếng nói của Vũ Trụ. Vốn phát xuất từ Vô Ngôn, tức là Vô Tự Thiên Thơ Kinh, mà lại Nói nhiều nhất đầy đủ nhất, mặc dù Văn bất tận Ngôn, Ngôn bất tận Ý, Ý bất tận cùng kỳ Lý, Thâm ý của tiền nhân mong muốn chúng ta phải động não, phải biết Thắc mắc, phải suy lý cho đến tận cùng kỳ lý trong phương tiện quy ước Ngôn Ngữ.
Thầy Xuân Phong đã chính thức Đại Chúng Hóa Văn Minh Dịch Lý Việt Nam bằng ÂM DƯƠNG VŨ TRỤ NGỮ gọi tắt là VŨ TRỤ NGỮ; đã quảng diễn VŨTRỤ NGỮ bằng Tiếng Việt và đã chứng minh một cách Khoa học bằng Trí Tri Cơ Cấu Âm Dương Đồng Nhi Dị, bằng NHẤT LÝ, NHẤT LUẬT mọi biến hoá hoá thành của Vũ Trụ, bằng phương tiện: Vô tự thiên thơ Kinh.

Việt Dịch Chánh Tông

       Việt Dịch Chánh Tông là điển hình Minh Chứng về Vũ trụ ngữ Liên Hành Tinh. Việt Dịch Chánh Tông là cuốn cẩm nang mở đầu cho người đọc trở về nguyên nghiã , nguyên lý của Vũ Trụ Ngữ trong Vô tự thiên thơ Kinh:tức hệ thống 064, Mỗi Đơn Tượng, Mỗi Dịch Tưọng được diễn nghiã bằng vài ý nghiã làm cơ bản cho cách Bến thông Danh ý và Danh lý của Tượng Dịch giúp người học mau chóng vô tư tìm được Ý Lý Tượng Dịch ngõ hầu khai mở Đức Thần Minh Vô Tư của chính mình. Xin trích vài phần trong tập sách

.

Tất cả những danh ý được lý trên người học cần cẩn trọng không nên thiên lệch cố chấp vào từ ngữ ; vì tất cả chỉ là Ý nghiã của một sự Được Lý trong một Phạm vi tình lý nào đó ; Tượng Lý thì có một nhưng Tượng Ý thì biến hóa không ngừng nghỉ muôn muôn trùng trùng. Đó là sự Huyền diệu của Vũ Trụ Ngữ.

Lời kết

Hiểu được ý của Thiên Địa Quỷ Thần, lãnh hội được thâm ý của Vũ trụ Trời Đất xoay vần; Thầy Xuân Phong đã mở ra 9 Phân Khoa để tuỳ duyên giúp người tu học bằng các Cửa ngõ này mà tuỳ theo Trí Tri cơ Cấu của mình cùng với Vũ Trụ Ngữ để lãnh hội được Lý Dịch. Xin tóm lược nội dung vài Phân Khoa để mong học giả tri ngộ Uy lực của Vũ Trụ Ngữ và Sự Mầu nhiệm của Lý học Dịch Lý Việt Nam..
· Phân Khoa Triết Lý Dịch Học còn gọi là Triết Dịch, Đạo Lý hay Vũ Trụ Đạo là Phân khoa dành cho những người yêu thích Triết học ; biện chứng Dịch Lý học phủ trùm các biện minh chứng nghiệm ngay lập tức gỡ rối những khuất tất trong Triết học nhân loại, là nhịp cầu nối liền giữa Vi mô -Vĩ mô, nối liền Huyền vi và Hiển hiện, Cân xứng Đạo Lý và Khoa học vật chất.
· Phân Khoa Khoa Học Biện Minh Chứng Nghiệm hay Phân Khoa Dự Đoán Lý Dịch hoặc Dịch Lý Báo Tin. Muốn tiên tri :
1. Trước tiên phải am tường Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh (quyển Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh)
2. Thứ đến -Cần tham khảo Phân Khoa Chiết tính Tình lý của muôn loài vạn vật một cách Khoa học, ngõ hầu khai mở Thần thức và Đức Thần minh. Gọi là tinh luyện Thần Hoạt bát Biến thông ... ( xem các quyển Việt Nam Dịch lý Khai nguyên,Việt Dịch Chánh tông và quyển Âm dương Lý số - Dương âm Số lý ).
· Phân Khoa Dịch Y Đạo, là Phân khoa trị bệnh không chỉ cho con người mà cho cả muôn loài vạn vật
DỊCH: là Biến Hoá, Biến Động, Biến Đổi, Hoá Thành, Trở Nên, Hoá Ra, Nói Chung, bất kể thứ gì có sự thay đổi, chuyển biến, xê dịch, vận động, cấu tạo hóa thành, thành tựu từ Bộ Mặt Cũ hoá thành Bộ Mặt Mới, là có dịch ở đó.
Y: là sửa đổi, thay đổi, chữa trị, điều chỉnh cho tốt lành hơn, tức là biến hoá hoá thành từ tình trạng, hiện tượng bệnh tật trở nên giảm bịnh, cho đến hết bệnh tật. (nếu được) .
ĐẠO: Là Đường Lối, gồm các lý lẽ qui luật tự nhiên đương nhiên phải phải như thế, nên có tính phổ biến và tất yếu của một chân lý, vì vậy, người đời thường quen gọi là Đạo lý. Đem ĐẠO DỊCH vào Phạm vi “ Y thuật”, gọi danh: DỊCH Y ĐẠO .



Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức

Bản Nhạc này lúc sinh tiền Thầy Tổ rất yêu thích.





10/21/2008

DỊCH LÝ VIỆT NAM-THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC ĐẠI LƯỢC


THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

                             ĐẠI LƯỢC

 
Thiên Nhiên Xã Hội Học là Bộ Sách dành cho Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội , một trong 9 Phân khoa của Học Thuyết Tiên Hâu Thiên Trí Tri Ý Thức Việt Nam Dịch Lý Hội ; được Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn Văn Mì trước tác khẩu truyền và Cao Thanh đặc trách biên soạn . Mỗi đoạn, mỗi câu , mỗi chữ đều thâm sâu súc tích . Người viết chỉ lãnh hội được phần nào tinh hoa trong đó khi học tập và ghi chép lại ở đây như một Bút ký Tu Học ; do đó bài viết có tên là Đại lược và không thể gọi là Tập sách hướng dẫn cho Môn học này , mục đích của Bài viết chỉ như một giới thiệu sơ lược tóm tắt những ý lý khái lược quan trọng về Môn học uyên bác này. Học giả thiện tâm với Hồn thiêng Dân tộc xin tìm đến Hội Dịch Lý Việt Nam để tìm hiểu thêm.

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI

Vũ trụ thiên nhiên muôn vật muôn vẻ muôn trùng , con người tưởng chừng như khó mà hiểu được cặn kẻ tính lý từng loại, con người thế tục mãi ngụp lặn trong tư kiến, định kiến .
Khoa học Tây phương và nhất là trong thời kỳ Phục hưng Thế Kỷ 18 từ sau Galileo đến nay , các Khoa Học Gia đã cố gắng nghiên cứu và đã có nhiều kết quả vưọt bậc trong việc phân loại , phân tích cơ cấu cho nhiều Ngành nhánh và môn học , Hoá Học Vô Hữn cơ , Thiên văn Học , Vũ Trụ Học , Điạ cầu Học , Vật Lý, Vật Lý Lượng Tử, Lượng Tử Học , Điên ,Điện Từ Học , Hình Học Euclide, Topo học, Không Gian Học, Bản Thể Học v.v...
Cùng lúc ấy đa số người ta lại bỏ quên Tâm linh , Đạo học và Triết Học về phiá sau , Nhân loại chỉ tập trung vào việc học tập , giảng dậy khoa học Vật chất Cơ khí, chế tác không ngừng nghỉ mọi phát minh nhằm phục vụ Vật chất cho con người bất kể lợi hại ,thiện ác .
Cuối cùng Văn minh Tinh Thần và Văn minh Vật chất vẫn bị và được coi là tách biệt không có được một sự Cân bằng thống nhất an lạc nào cho Nhân loại; đó là Nguyên nhân của Tại Họa và Chiến tranh do con ngưòi vọng động tự hủy diệt chính mình .
Mặc dù nhiều nhà Bác Học nổi danh đã khuyến cáo Nhân loại hãy dừng lại cơn đam mê Vật chất Vô Thần ; Quan niệm Duy thức cũng như Quan niệm Công cụ của giới Khoa học Tây phương cũng chỉ là những thái quá bất cập của Âm dương Tri thức thiên lệch .
Nhưng Thiên nhiên Vũ trụ mãi mãi biến đổi biến động để mãi mãi vẫn là Thiên nhiên với nhiều bộ mặt giống mà hơi khác với Thiên nhiên ban đầu . Các nền Văn minh cực thịnh cho dù tới đâu rồi cũng phải tàn lụi trở về với Thiên nhiên Bộ mặt mới với sự Như nhiên biến đổi biến động của nó giống mà hơi khác với Thưở Tạo thiên lập địa .Đó là Thiên Nhiên Xã Hội khuôn mẫu của muôn loài .

THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học của Dịch Lý Việt Nam là một Khoa học nghiên cứu và luận giải các sâu kín lặng lẽ ẩn tàng nội tại các tổ chức đời sống của Muôn loài Vạn vật trong đó có Con người . Tất cả đếu Động Tĩnh như nhiên hoặc cố nhiên , đều quây quần hội tụ va chạm và hấp dân lẫn nhau , đều có tiêu trưởng , sinh diệt, xung khắc đối đãi nhau , tất cả tạo dựng lên bối cảnh thực tế đa dạng và phong phú trong Thiên Nhiên Xã Hội .
Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học cũng là một cửa ngõ giúp các học giả có cơ duyên tiếp cận với Dịch Lý Việt Nam , từ các kiến thức Xã hội hỗn mang tự thiết kế một Mô hình có trình tự lý giải cho kiến thức của mình và cũng từ đó trau dồi được Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức nói khác đi là trau dồi được Lý Dịch của Dịch Lý Việt Nam làm cơ sở cho Tri Thức thăng hoa .

NỘI DUNG ĐẠI LƯỢC KHOA THIÊN NHIÊN XÃ HỘI HỌC

Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giải lẽ Biến Động Biến Đổi Biến Hoá Hoá Thành trong phạm vi Hậu thiên Xã Hội; vì thế trong Phạm trù này cần xác định các Phạm vi trong khi dùng các Phương pháp, Định luật , Quy luật khảo sát ; Các Phạm vi theo Âm Dương Dịch Lý Việt Nam đưọc ấn định thành 12 Phạm vi Tình Lý như sau :

Phạm Vi Tình Lý

Trong Thiên nhiên Vạn hữu uyên nguyên đều có Động Tĩnh Biến đổi, Biến động Biến hoá thể hiện qua các Phạm Vi Tình Lý sau từ Vô thể đến Hữu hình :

Nguyên Lý Cơ Bản


Từ Nguyên Lý Cơ Bản trên tức Yếu Lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống Mà Hơi Khác) ta có nhiều Khái niệm , Định Nghiã, Quy Luật , Định Luật… Riêng trong Phân Khoa Thiên Nhiên Xã Hội Học một số trong các hệ luận trên của Học Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức được dùng làm Phương pháp học tập như sau :.

I.-Khái niệm Âm Dương

Không có Một Vô thể hay Hữu thể nào trong Vũ Trụ không Biến hoá nếu không Biến hóa Biến đổi Biến động thì không thể có Vũ Trụ Vô hữu ngày nay; vậy Biến hóa như thế nào? Nguyên Lý Cơ Bản cho ta thấy ngay : Tất cả đều Biến dịch theo Lý lẽ GIỐNG MÀ HƠI KHÁC , nghĩa là để có một Cái Mới thì một cái Manh nha Giống mà hơi khác với cái Cũ lập tức tức thời bất kể Không Gian Thời Gian hình thành trong nội tại Cái Cũ ; nếu gọi cái Cũ là ÂM thì cái Mới là DƯƠNG giống mà hơi khác với cái Cũ và ngược lại . Như vậy ta có những phát biểu cho Khái niện này :
- Âm Dương chỉ là cái Danh để diễn tả Lý lẽ Giống Mà Hơi Khác trong một thể thống nhất bất kể ở một phạm trù hay phạm vi vô hữu nào .
- Âm Dương là Giống Mà Hơi Khác manh nha nội tại mâu thuẫn tự hình thành.
- Âm Dương cùng lúc chung cùng bất khả phân .
- Âm Dương ban bố san sẻ ý nghiã cho nhau , được lý vì có nhau .
- Âm Dương có Vận hành Động tĩnh , Tiêu trưởng, Khởi dứt , Tuần tự và Trật tự như nhiên nhiệm nhặt .
Dưới đây là một số Luật cơ bản trong Thiên Nhiên Xã HộI Học :

1.- Quy Luật Biến Hóa

Âm Dương không ngừng nghỉ biến hoá san sẻ nghĩa lý cho nhau chúng có một trình tự tự nhiên như sau :
° Tương Động
° Tương Giao
° Tương Cảm
° Tương Sinh
Thiên Nhiên Xã Hội Học lý giảng những Tính Lý của Thiên Nhiên Âm Dương Vũ Trụ Vạn vật nghiã là khám phá những Cơ cấu Tổ chức của Xã Hội Thiên nhiên vì thế nó trở nên những khuân mẫu cho mọi Xã hội Tiên Hậu Thiên của Vạn hữu cũng như con người . Khám phá được cơ mật của Tạo Hóa Tiên thiên Xã hội thì há chẳng phải là mẫu mực cho Hậu thiên bông trái của Thiên nhiên sao. Âm dương Tiên Hậu lúc nào cũng ôm ấp nhau mang hình hài Giống mà hơi khác của nhau là vậy.

2.- Luật Động Tĩnh

Không có Động Tĩnh tức không có Sự Sống , xét trong cả 12 Phạm vi Tình Lý không Phạm vi nào thoát khỏi Âm Dương Động Tĩnh , lúc ta cảm thấy ngu dốt châm chạp và cũng có lúc ta cảm thấy nhậy bén sâu sắc đó là Động Tình của Trí Tri .
Yếu Lý Đồng Nhi Dị giúp ta nhận thức được rằng Cùng một Trí tri ( Đồng) thế mà lại có rối trí, tối trí, sáng trí …(Dị) ; Vì thế nhờ nắm bắt được Động Tĩnh , hiểu rõ trong Tĩnh là đang có Manh nha Động ; trong Động là đang có Manh Nha Tĩnh con người có thể nhìn nhận ra được Sự Suy Vượng của đối tượng cần khảo sát, của Xã Hội đang diễn biến thịnh suy .

3.- Luật Vận Hành

Âm Dương Vận Hành nghĩa là Âm Dương giao hoán cọ sát cùng một lúc vừa Động vừa Giao vừa Cảm vừa Sinh hoá nghiã là chúng thực hiễn Yếu lý Đồng Nhi Di một cách nhiệm nhặt tuần tự và trật tự .
Trong Thiên Nhiên Xã Hội sự Vận hành này có thể diễn tả nhờ Giai đoạn Trung gian Tứ tượng của Âm Dương giao hoán trước khi Biến hoá hóa thành Bát quái ; Bát quái là 8 thực thể mang trọn vẹn nghĩa lý hoá thành hoàn chỉnh của Lý lẽ Đồng Nhi Dị ; nên nhớ khởi từ Âm dương giao hoán cho tới khi Hoá thành Bát Quái sự biến hoá biến đổi biến đông là lấp tức tức thời là nhanh vô cùng nhanh , không gian thời gian mà chúng ta có thể tưởng tượng còn là chậm rất nhiều so với Sự Hoá thành ra Bát Quái. Điều này muốn nói 1 là 8 , là 4, là 3, là 2 và cũng là 1giống mà hơi khác cùng lúc chung cùng .
4.- Luật Sinh Khắc
Vì vậy tạm thời chúng ta phải miễn cưỡng tách giai đoạn ( biến hóa thần tốc không thời gian) để nhận ra rằng Âm Dương Đồng Nhi Dị trong giai đoan không thời gian ấy đã giao hoán biến động đối đãi nhau sinh khắc nhau tạo một Lý Lẽ Sinh Khác như sau :
Mọi hiện hữu đều mang trong tự thân nó lý lẽ sau :
· Được và bị Sinh ra. ( Sinh nhập )
· Tạo ra sinh sản ra cái giống mà hơi khác với mình ( Sinh Xuất )
· Được và bị áp chế ( Khắc nhập )
· Áp chế cái giống và hơi khác với mình ( Khắc Xuất )
Từ đây Khái niệm Ngũ Hành được hiện diện trong lúc Hoá Sinh .
Danh Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ thường dùng chỉ là một trường hợp Sinh khắc trong Vạn hữu của Lý Dịch Việt Nam ; ở đây cần được Vô tư định danh theo chính lý Âm Dương Sinh khắc không nên câu chấp , mới có thể thấu tường Lý lẽ Âm dương Đồng Nhi Dị.
và Biến thông được Chính Lý .
5.- Luật Khởi Dứt
Bát Quái như đã nói trên là những Đơn tượng viên mãn Hoá thành đại diện cho TÍNH LÝ cuả một Hiện hữu , những Hoá thành này là những Đơn vị hội đủ Lý Âm dương Đồng Nhi Dị 1 mà 2 mà là 3 là 4 mà lại là 8 và chúng có đủ tư cách là một Thực Thể .
- Bát Quái là 1 mà 2 vì trong nó mang trong mình ý nghiã Âm Dương
- Bát quái là 1 mà 3 là vì muốn chứng tỏ nó là một Thực có 2 tính Âm dương không thể tách rời luôn ẩn hiện trong nó.
- Bát Quái là 1 mà 4 vì trong nó không thể thiếu Tình Lý Sinh Khắc sẵn sàng đối đải với một Thực thể khác kể cả chính nó.
- Bát Quái là 1 mà 8 vì trong chính nó cũng chỉ là Giống mà hơi khác với Quái khác nó được Tuần tự và Trật tự hoá thành từ Khởi tới Dứt từ Hư đến Như chu kỳ cứ thế tiêp diễn với Bộ mặt mới Giống mà hơi khác Bộ mặt Cũ.
- Hình diễn biến nhiệm nhặt chuyển hoá từ Hư (không) đến Như (có).
6.- Luật Tiêu Trưởng
Từ lúc Bát Quái là những đơn tượng viên mãn đại diện cho TÍNH LÝ ( Argument)cuả một Hiện hữu( Sein) đủ tư cách là một Thực Thể (Dasein), đủ tư cách mang Lý Tính như nhiên của mình giao hoán lẫn nhau tạo ra 64 TÌNH LÝ ; chúng ta thường gọi là 64 Tượng kép, là toàn bộ các tình ý ( Sinn) của muôn vật , là khuôn mẫu được thể hiện giống mà hơi khác qua 64 Bộ Mặt tiêu biểu .
Trong 64 tượng ý lý tình này bao hàm mọi tình tiết âm dương , sinh khắc đối đãi , giao dịch thăng giáng , một chuỗi trong tình ý này cho thấy luật Âm dương Tiêu trưởng:


 
Trong Thiên Nhiên Xã Hội , trùng trùng Tình lý , giầu nghèo, no đói, thiện ác , sáng tối , qủy thần, tốt xấu …nhưng thực ra cũng chỉ quanh quẩn trong Âm Dương Tính Lý , trong 64 Tình Lý thăng giáng tiêu trưởng , giầu là nghèo ít , sáng là ít tối …thiện ít ác nhiều là ác, ác ít thiện nhiều là thiện , vậy thiện ác, giầu ngheo, sáng tốt cùng lúc chung cùng để ban cho nhau ý nghiã mà thôi .

II.- Những Quy ước được lý trong Thiên Nhiên Xã Hội
Những Quy ước này được các Bậc huệ trí sáng tạo xứng danh để chúng ta khai triển mở mang kiến thức và khai dụng trong Thiên Nhiên Xã Hội Học nhờ diễn dịch Chính lý với Nguyên Lý Đồng Nhi Dị .
1.- Quy Ước Ngũ Thần
Trong giai đoạn Âm Dương Giao dịch từ Khởi đến Dứt , Luật Sinh Khắc Tứ tượng Vận hành buộc Âm Dương Lưỡng nghi phải đối đãi nhau theo Nguyên Lý Đồng Nhi Dị Giống mà Hơi khác tạo 4 mối Giao dịch , 4 Tính lý Sinh Khắc tàng chưá trong mỗi Hiện thực khiến mỗi một hiên thực lúc nào cũng có những Ái Nộ Lực quây quần yêu ghét , sinh hóa, quân bình lẫn nhau tạo thành Ngũ Thần .
Ngũ Thần đại diện cho Tính Yêu Ghét, cho Tinh Thần Yêu ghét này gọi tắt là Thần , chúng cùng lúc chung cùng mạnh yếu nặng nhẹ thể hiện khi Giao tiếp gồm có:
· Dụng Thần .
· Nguyên Thần
· Tiết Thần
· Cừu Thần
· Kỵ Thần
với những Khái niệm sau :
- Đại diện chính cho Cá Nhân Hành động , cho Sự biến hay Sự cố là Dụng Thần
- Phát Sinh ra , làm lợi cho Dụng Thần gọi là Nguyên Thần
- Làm hại , khắc chế Dụng Thần gọi là Kỵ Thần
- Cái , kẻ mà Dụng Thần Phải hao tốn , phải phát sinh gọi là Tiết Thần
- Cái ,Kẻ mà Dụng Thần phải chống trả, phải phản công tấn kích gọi là Cừu Thần.
Mô hình trên chỉ diễn tả được phấn nào ý nghiã những Tương quan hệ lụy trong việc quân bình sinh hoá của các Thần , tự thân các Thần đều là những ý thức sinh tồn và tiến hoá , không tốt không xấu không Thần nào là xấu hoàn toàn và cũng chẳng thần nào là Tốt tuyệt đối . Nguyên Sinh Dụng nhưng đồng thời Khác Tiết thế mà Kẻ mình Sinh ra , hỗ trợ là Dụng lạ cắm đầu cúi cổ sinh ra cho bằng được Tiết , Tiết lại không chỉ không biết ơn Dụng mà lại còn giúp cho Cừu là đối tác nôi dưỡng Kỵ luôn luôn chống đối Dụng mà Dụng không ưa phải nỗ lực khắc chế Cừu để tồn tại ; ngược lại nếu không có gì áp chế , khuyến cáo Dụng thì ắt Dụng sẽ làm càn tự tung tự tác ! ...đó là Đồng Nhi Dị , là lẽ đương nhiên trong Thiên nhiên Xã hội luôn biến động biến đổi quân bình sinh hoá vậy .
Vì thế Dịch Lý Việt Nam luôn nhắc nhở Yếu Lý Đồng Nhi Dị để người học có được Đức Vô Tư phân biên Chân giả, thiện ác, lợi hại . Sự hiểu biêt vô tư công bằng này sẽ giúp ta an nhiên tự tại , thích ứng với Xã hội tư nhiên với thực tế cuộc sống , có được sự cảm thông độ lượng với muôn loài .
Ngũ thần hay Ngũ hành là Cơ cấu Động Tĩnh Sinh Khắc của mọi Vật mọi Việc của Xã Hội Thiên Nhiên , mỗi người , mỗi nhóm, mỗi Tổ chức , mỗi Xã hội v.v...tạo thành một Cục diện Thiên Hạ Sự hỗn mang, rắc rối nếu không dùng Yếu Lý Đồng Nhi Di làm kính chiếu yêu thì khó mà phân định chân giả, thời lúc và diễn biến .
Ác dã quân bình kỳ ác tắc tán
Thiên giả quân bình kỳ thiện tắc hiện
Dịch Lý Sĩ Xuân Phong
2.- Quy ước Các Thành phần Xã Hội
Một số những quy ước cổ điển hữu dụng biểu trưng các thành phần xã hội , đây chỉ là Sự Đặt Tên ( xin coi Lý Định Danh trong Văn Minh Dịch Lý VN ) ; do quan niện Biến đổi Biến hoá của Vũ Tru cũng Gống mà hơi khác với Biến động Biến đổi của con người do đó đã có những Danh ý như sau :
Danh ý theo Vận hành của Hệ Thái Dương
 
1. Thái Tuế : là tên chỉ một năm , trong năm có 4 mùa , 12 tháng , 360 ngày
Cổ nhân dùng mô tả một Hệ thông Chủ lực mà Thái tuế, chỉ người Lãnh đạo, người có uy quyền ,có đạo đức, là ngày Tết ngày đầu năm, người dưới quyền là các Tháng, Ngày 
2. Nguyệt Kiến : là Tháng đại diên cho Thái Tuế
Trong Xã hội ví như những người được đai diện Thái Tuế điều hành chính phủ, cơ quan...
3. Nguyệt Phá : đối kháng với Nguyệt Kiến, chỉ trích phê bình Nguyết Kiến
4. Nhật Thần :
là đại diện cho Tháng lẫn Năm trực tiếp gần gũi với vạn vật , là lúc Âm Duơng sáng tối dễ nhận dễ thấy biết . Ý nghiã trong Xã hội là những lực lượng trực tiếp thi hành quyền lực của Thái Tuế và Nguyệt Kiến .
Danh ý theo Biến hoá Hoá Thành Vạn loại

1. Tuần Không

Danh ý chỉ các nhóm loại không nằm trong Hệ thống Tổ chức chính , là những cá nhân hay nhóm Lưu lạc không vào căn gốc .Có thể phân làm 2 loại :

· Vượng Tướng Tuần Không : Loại người có chính nghiã , bất phục tùng hệ thống đương quyền , họ sẽ ẳnh hưởng rất lớn nếu hệ thống chính dần dần trở nên phi nghiã
· Hưu Tù Tuần Không : là loại người lỗi thời đang ở thời suy yếu, mất chính nghiã, mất tinh lực bị phế thải .

2. Phục Ngâm

Là những thành phần trái nghịch ần tàng sẵn có hoặc vô tình hay cố ý ở trong một cơ cấu làm tiết lộ cơ mật gồm :
- Vô cố Phục ngâm : không có ý nội tuyến nhưng vì ngu dại hay bị lợi dụng khéo léo
- Biến Dịch Phục Ngâm : bị biến đổi Lý tưởng , thay đổi tâm tánh cố tình ở lại làm nội tuyến .
- Tiên cơ Phục Ngâm : Là những kể đã cố tình len lỏi vào để làm nội tuyến.

3.- Phản Ngâm

Là những thành phần ly khai Chống đối
- Vô cố Phản Ngâm : Vô tình hành động tưởng đúng hoá ra ngược lại mục đích
- Biến dịch Phản Ngâm :Trước hăng say cùng lòng sau tách ly đối kháng.
- Tiên cơ Phản Ngâm : Được chuản bị sẵn để cướp quyền lợi quyền lực.

3.- Quy Ước Vượng Động
 
Trong Vượng có Suy, trong Động có Tĩnh , vì thế chỉ có Vượng và Động là Vấn đề được hình thành , Vượng mà không Động thì giống lửa cháy dưới đáy nước, Động mà không Vượng giống như chấu chấu đá xe .Vượng Động mà Chơn Giả không hay biết thì hối lẫm không kịp.

1.- Vòng Tràng Sinh

Quan sát sự thịnh suy của muôn loài , ngẫm thời Nguyên Hanh Lợi Trinh của Vạn vật Tứ thời bát tiết cồ nhân đặt ra vòng Tràng Sinh, Khởi từ Tràng Sinh cứ thế Giống mà hơi khác Tuần tự Trật tư Sinh Trưởng Thâu Tàng , Thành Trụ Hoại Không mà tạo nên những Chu kỳ Thịnh Suy của Muôn vật
          2.- Thời Động

Quy ước này cần có khả năng Chiêm nghiệm vững vàng mới nên dùng vì có thể làm loạn Ý khi xét Ý tuợng .
Theo thứ tự Thanh Long ,Chu tước, Câu trần , Đằng xà, Bạch Hổ, Huyền vũ ở vị trí Hào Sơ khởi lên hào lục theo Can của Ngày như sau :

LỜI KẾT

Thiên Nhiên Xã Hội Học là con đường dẫn đến Đạo Học, Đạo làm người có Tri thức an nhiên tự tại ; dẫn đến Lý Thuyết Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Biện Minh Chứng Nghiệm tân kỳ khác hẳn các loại môn Dịch Học khác .

Những định danh định ước ở trên chỉ là những Hệ luận của YếuLý ĐỒNG NHI DỊ Dịch Lý Việt Nam chỉ có NHẤT LÝ , NHẤT LUẬT mà biến hóa trùng trùng luật lệ , Thiên Nhiên Xã Hội cho thấy muốn hiểu được tận cùng sâu thẩm của Xã Hội, học giả cần gia công trau dồi Dịch Lý Việt Nam .
Nơi nào có ĐỒNG DỊ là có Âm Dương
Âm dương không là gì cả
Âm dương là không mà có
Âm dương là tất cả
Âm dương cùng lúc chung cùng
Âm trưởng Dương tiêu, Duơng trưởng thì Âm tiêu
Âm ẩn thì Dương hiện, Dương ẩn thì Âm hiên
Âm là manh nha Dương, Dương là Manh nha Âm
Âm đâu thì Dương đó , Dương đâu thì Âm đó
Đồng đâu thì Dị đó, Dị đâu thì Đồng đó
Đại Đồng thì Đại Dị , Tiểu Đồng thì Tiểu Dị.
Đại Đồng có Tiểu Dị, Đại Dị thì có Tiểu Đồng

Tất cả chỉ là Giống Mà Hơi Khác , Hơi hơi Khác ….rồi thành Quá Khác, Qúa quá Khác
và ngược lại .Đó là chuỗi Lý của Vô Cực Tánh hay Đạo Cực mà có lẽ đa số chưa nhận rõ được sự nhiệm nhặt vi diệu nên thường chỉ thấy sự Quá khác , hay Chấm hết ! Phải hiểu HẾT là CỰC , là Điểm Uốn , hết Sáng là Tối , hết Ngày là Đêm hết Yêu đến Ghét… Đó là ý nghiã của Kỳ Nguyên Mới Văn Lý Học là nhịp cầu nối liền giữa Huyền Vi và Hiển hiện ; giữa Văn Minh Tinh Thần và Văn Minh Vật Chất .

Xin dùng lời của Ân sư Dịch Lý Sĩ Xuân Phong để thay lời kết .

Chúng nhơn năng giả bất năng chơn
Biến hoá Ân dương quyết thiệt hơn
Giả giả chơn chơn tuỳ thế thế
Khôn chơn khéo giả đạo hành nhơn
Kiền Cấu 23-09-Mậu Tý
Việt Nam Dịch Lý Hội
Phân Hội Đức


9/30/2008

VŨ TRỤ , KHOA HỌC VÀ DỊCH LÝ VIỆT NAM



VẤN ĐỀ ÂM DƯƠNG LÝ HỌC
Tự trong Vũ trụ Âm dương đã hiển hiện trùng trừng điệp điệp ngay từ khởi đầu của Vũ Trụ , điểm khởi đầu đó cũng là điều con người hằng mong muốn tìm hiểu khám phá , nhận thức Âm dương của con người ở mỗi nơi mỗi lúc đều có nhiều hình thức hơi khác nhau hay khác biệt hoặc quá khác , nhưng nội dung hàm chứa một Âm dương lý vĩnh viễn là một là Sự Biến dịch tạo hình Vũ trụ và Vạn vật từ một Điểm Không khởi đầu Không Hoàn Toàn Không để thành CÓ và Biến đổi Biến Hoá Biến động thành Vũ trụ muồn mầu muôn vẻ hôm nay .
Đã có rất nhiều Triết gia , Lý thuyết gia đưa ra rất nhiều Giả thuyết Cấu tạo Vũ Trụ nhưng gần nhất cận đại nhất và được các Nhà Khoa Học Lý Thuyết như Albert Einstein với Lý thuyết Tương Đối , Edwin Hubble với Thuyết Vũ trụ nở rộng dẫn đến Lý thuyết vụ nổ Big Bang và hiện nay là Nhà Bác Học Stephen Hawking của Học Hội Hoàng Gia Anh .
Các Khoa học gia ngày nay đã đành phải mô tả Vũ trụ theo hai Lý thuyềt : Thuyết Cơ Học Lượng Tử và Thuyết Tương Đối Tổng Quát để khảo sát . Thuyết Tương đối mô tả Trọng trường và cơ cấu vĩ mô của vũ trụ trong khả năng quan sát được ( 10 luỹ thưà 24 Dậm Anh ) Thuyết Cơ học lượng tử giải thích các hiện tượng vô cùng nhỏ ;do đó người ta đang cố gắng tìm kiếm một Lý thuyết hợp nhất cho cả hai .
Stephen Hawking đã viết :
Chúng ta biết gì về Vũ Trụ ? Vũ trụ có một khởi thuỷ hay không ? Và nếu có thì chuyện gì xẩy ra trước đó ? Bản chất Thời gian là gì ? Liệu nó sẽ đi tới kết cuôc hay không ?
A Brief history of time Vol. I
Để tìm cách giải quyết những bế tắc của Khoa học Tây phương Werner Heisenberg đã gợi ý qua Kinh nghiệm của Nhật Bản :
Đóng góp lớn nhất trong ngành Vật lý Lý thuyết của Nhật Bản sau cuộc chiến tranh thế giới vừa qua có lẽ là dấu hiệu của một mối liên hệ nhất định giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử.
Werner Heisenberg
Vì thế các Học giả phương tây đã ồ ạt sang Phương Đông nghiên cứu ; có thể nói người đầu tiên là Mục sư Richard Wilhelm (1873-1930) cùng phái đoàn truyền giáo sang China , Ông là người rất say mê lãnh vực Tâm linh nên đã ở lại China trên 20 năm ; nhận thấy Kinh Dịch là trọng yếu nhất trong tất cả các Bộ kinh Trung quốc , nên đã học hỏi và chuyển ngữ Kinh Dịch từ tiếng Trung hoa sang Tiếng Đức tựa đề I Ching The book of Change ( I Ging Das Buch der Wandlungen), đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất Thế giới là tiền đề cảnh tỉnh Khoa Học vật chất vô thần và ông đã hoàn tất vào năm 1923 Sách được dịch sang tiếng Anh bởi Kary Baynes học trò của ông .Ông là sáng lập viên China Institut tại Frankfurt nhằm cố gắng thúc đẩy sự hiểu biết giữa Đông và Tây phương ; mặc dù gặp nhiều sự chống đối của Giáo hội nhưng ông cũng được nhiều sư ủng hộ như của Bá Tước Hermann Keyserling , Karl Gustav Jung khi dậy ở The School of Wisdom Darmstadt , và nhiều người khác như Hermann Hesse , Martin Buber , Joseph Hauer. Rabindranath Tagore v.v...sau này người con của Bá tước Keyserling , Arnol Keyserling (1922-2005) Giáo sư tại Academy of Applid Arts Vienna cũng lãnh hội tinh hoa để truyền giảng cho đến nay . The Shool of Wisdom có mặt nhiều nơi trên thế giới . Tiếp đó một làn sóng đi Học Tiếng Việt nổi rộ khắp toàn cầu ; đây là điều chúng ta nên chú ý và nên đặt câu hỏi Tại sao ? .
Tại Á châu , nền Triết học Âm dương Dịch lý nằm sâu thẳm trong lòng mỗi Dân tộc cho nên chúng ta không lạ gì khi nghe nói Dịch lý Tầu , Dịch Lý Nhật , Dịch Lý Đại Hàn , Dịch Lý Việt Nam … Điều đáng tiếc là Người Việt từ lâu đã không tìm hiểu và phát triển Văn minh Dịch Lý của mình , phải chăng do bị liên tục đô hộ của Ngoại bang và do dồn góp nỗ lực chống nội ngoại xâm nên sự thăng hoa đã bị trì hoãn cùng với sự tự ti lạc hậu và vọng ngoại đã làm đình trệ Tâm thức Việt !
Gần đây một số nhân sĩ đã vực dậy Văn hoá Dân tộc; LM Lương Kim Định là tiêu biểu tuy vẫn còn ảnh hưởng Dịch Tầu dùng tài liệu của Dịch Tầu ! Hiện nay với Khoa Khảo Cổ Học một số nhà nghiên cứu như Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh , Trần Quang Bình v.v… đưa vấn đề Nguồn gốc Kinh Dịch là của Người Việt Cổ xưa và chứng minh sự kiện này là có thật với nhiều bằng chứng sâu sắc .
Năm 1965 tại Sài gòn Hội Dịch Lý Việt Nam đã ra một Tuyên ngôn Đại Chúng Hoá minh định một nền Học thuật Dịch lý hoàn toàn của người Việt không chấp vá lai căng ; đã Đại Chúng Hoá một Nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam , một nền Văn Học Việt Nam Mới , một Kỷ Nguyên Mới của Dân Tộc: Kỷ Nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức ; đã hoàn tất một Khoa Học Tổng Tập gồm 9 Phân Khoa .
Dưới đây là đoạn trích trong Tuyên Ngôn Đại Chúng Hoá :
· Trong một Đoạn Tài liệu quyển “Trí-Tri Ý-Thức lưỡng diện” ( * bí mật giao đến Hội DLVN tại Hoà Hưng) đã viết rất rõ ràng rằng: “Kể từ Lénine tới Mao-Trạch-Đông, họ luôn luôn khuyến cáo các cấp lãnh-đạo Cộng-Sản PHẢI BIẾT ĐỘI LỐT DÂN-TỘC để mà đi . Vậy, học-thuyết Tư-Bản và Cộng-Sản trên đường đi là CHUYÊN-MÔN ĐỘI LỐT DÂN-TỘC khi Xâm-Lăng, Tư-Bản và Cộng-Sản đã chung nhau ra sức Tiêu Diệt Kỷ-Nguyên Mới, tức Kỷ-Nguyên Tiên-Hậu-Thiên Trí-Tri Ý-Thức (hay Kỷ-Nguyên Liên-Hành-Tinh cũng vậy) do dân-tộc Việt-Nam Khai-Sáng, nhưng, không được, rồi vì Chuyên-môn đội lốt dân tộc, thành thử ra phải đội lốt Dịch Lý Việt-Nam để mà đi!
Điều này chứng minh rõ ràng khắp nơi ở Ngoại-Quốc đã hay biết Dịch-Lý Việt-Nam, còn như ở trong nước:
· Tuyển-Tập “TƯ-TƯỞNG” số 7/70 vàsố 5/71 của Viện Đại-Học Vạn-Hạnh các Giáo-sư có tầm-vóc lớn tại Viện này đã bày tỏ Thái-Độ và Trình-Độ Hiểu-Biết của mình về Vấn-Đề Dịch-Lý nhưng lại cố ý ém nhẹm Dịch-Lý Việt-Nam một cách lộ-liễu, đáng trách .
· Cục Quân-Huấn Việt-Nam Cộng-Hòa với Tuyển-Tập 8 đã quả-quyết: Chỉ có DỊCH LÝ mới không sợ sai lầm và chỉ có Dịch-Lý mới giải-quyết được Chiến Tranh Việt-Nam và Hậu quả .
· Giáo-Sư Hoàng-Xuân-Việt đã mời chúng tôi lên truyền hình Việt-Nam ở mục “Những vấn-đề của chúng ta hôm nay” để công-khai tìm hiểu D.L.V.N.
· Giáo-Sư Tiến-Sĩ Nguyễn-Thị-Huệ đã mời Hội DLVN diễn-thuyết tại Học-Viện Quốc-Gia Hành-Chánh Việt-Nam Cộng-Hòa .
· Giáo-Sư Phạm-Văn-Sơn giới-thiệu Dịch-Lý Việt-Nam trong quyển “Cần phát-triển Văn-Hóa Việt” đã được trường Cao-Đẳng Quốc-Phòng Việt-Nam chấm đậu “ngoại hạng” do Thủ-Tướng Trần-Thiện-Khiêm ký tên .
( Hết trích )
Vậy, đã quá rõ ràng, không thể phủ-nhận, không thể chối-cãi và cũng không thể nào cho rằng Hội DLVN CHỦ-QUAN khi nói: “Tại vì có vấn-đề DỊCH-LÝ TÂN-KỲ” do Dân-Tộc Việt-Nam Phát-Minh mà khiến xui được nhiều người Đại Trí-Thức Ngoại-Quốc học Ngôn-Ngữ Việt rần-rộ.
Riêng Đại chúng Việt Nam cho đến nay không được biết đến hoặc hay biết quá ít về Dịch Lý Việt Nam chính là do mưu đồ của những kẻ muốn thống trị VN lâu dài , đã bị và được kìm hãm truyền bá ,che dấu vu khống , bôi nhọ và trù dập những nhân sĩ chân chính của Hội Dịch Lý Việt Nam .
Tóm lại Dịch Lý là Lý lẽ biến hoá biến đổi biến động, liên lỉ liên tục, bĩ thái thái bĩ , tuần tự trật tự của Vũ trụ , là Lý lẽ Cấu thành Vũ Trụ ; là Huyền cơ Tạo Hoá , Lý lẽ ấy phải đúng ở mọi nơi mọi lúc , phải chi li nhiệm nhặt nội tại trong mọi giống loài , để khám phá được Lý lẽ ấy con người chỉ cần tự kiểm chứng , chiêm nghiệm dồi mài miên viễn với Tài liệu chính thống của Hội Dịch Lý VN để Trí tri Ý của chình mình có được thần minh vô tư bất thiên bất nhiễm bắc cầu cùng với huyền vi và hiệu hữu, tri cảm bị và được ; đó là nguyên tắc tu tập của Dịch lý Việt Nam .
Hội Dịch Lý Việt Nam
Thừa Ủy nhiệm Sư Huynh Cao Thế Nhân.
Phân Hội Đức kính cáo

Lôi Hoả Phong 12.07.MậuTí

HÌNH ĐỒ LÝ DỊCH VÔ TỰ



Lý dịch Nguyên thủy

Lý Dịch Nguyên Thuỷ Là những Ý Lý ẩn tàng khi chiêm ngắm các ĐỒ HÌNH VÔ TỰ ( không có chữ) được cổ nhân lưu truyền lại mà lãnh hội được, hiểu được Chính Lý của Tiền nhân, tất cả các Đồ hình đều chỉ là những hình vẽ, những ký hiệu, chúng không hề có những chú thích bằng ký tự của một loại văn tự nào, vì thế người ta nói đó là những Đồ hình hài thanh tượng ý để suy Lý. Những Hình Đồ này không biết đã có tự bao giờ và để giải thích nguồn gốc người ta đã huyền thoại hóa hay thần thánh hóa. Hy vọng với Khoa khảo cổ con người sẽ tìm được thời điểm xuất hiện và một cổ tự đầu tiên diễn tả Lý dịch nguyên thủy này. Hiện nay người ta đã tìm thấy một số Cổ tự trên Trống Đồng Lũng Cú và một số nới khác ở Việt Nam .

VỤ NỔ BIG BANG VÀ DỊCH LÝ VIỆT NAM

Trong lời nói đầu cuốn A Brief History of Time tác giả là Nhà Bác Học Stephen Hawking đương đại được giới Khoa Học coi là Albert Einstein thứ 2 và Giáo sư Carl Sagan viết lời tưạ có những phát biểu :
Hàng ngày chúng ta sinh hoạt trong khi hầu như không hiểu biết gì về thế giới. Chúng ta chỉ quan tâm chút ít về cái bộ máy phát ra ánh sáng mặt trời mà nhờ đó mới có sự sống, về cái trọng lực buộc chặt chúng ta trên trái đất mà nếu không có nó thì chúng ta sẽ bị thảy lăn lóc trong không gian, hoặc về những nguyên tử cấu tạo nên thân thể, và chúng ta tùy thuộc vào sự ổn cố của chúng.
Ngoại trừ trẻ con (chúng ngây thơ nên không ngần ngại hỏi những câu hỏi quan trọng), chỉ có một số ít trong chúng ta dành nhiều thì giờ để thắc mắc tại sao thiên nhiên lại như thế này thế nọ; vũ trụ phát sinh từ đâu, hay là xưa nay nó vẫn vĩnh hằng hiện diện ở đây; phải chăng tới một ngày nào đó thời gian sẽ trôi ngược chiều và những hậu quả sẽ đi trước những nguyên nhân; hoặc phải chăng có những giới hạn tối hậu đối với những gì mà con người có thể hiểu biết. Có những trẻ em – và tôi đã từng gặp một số – muốn biết một hố đen trong vũ trụ giống như thế nào; bộ phận nhỏ nhất của vật chất là gì; tại sao chúng ta nhớ được quá khứ mà không phải tương lai; nếu ở thời sơ khai có sự hỗn loạn thì làm thế nào mà hiện tại lại đang có trật tự như chúng ta thấy; và tại sao lại có một vũ trụ.
Carl Sagan Đại Học Cornell
Ithaca, New York
Tôi đã quyết định thử viết một cuốn sách phổ thông về không gian và thời gian sau khi tôi phụ trách khóa giảng Loeb tại Đại Học Harvard năm 1982. Trước đây đã có một số đáng kể những cuốn sách về vũ trụ ở thời sơ khai và những hố đen, từ những sách rất hay, như cuốn Ba Phút Đầu Tiên (The First Three Minutes) của Steven Weinberg, cho tới những sách rất dở mà tôi sẽ không nêu tên. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng không có cuốn sách nào trong số đó thực sự đề cập những vấn đề đã xui khiến tôi nghiên cứu về vũ trụ luận và thuyết lượng tử: Vũ trụ đến từ đâu? Nó đã bắt đầu như thế nào và tại sao? Nó có sẽ đi tới kết thúc hay không, và nếu kết thúc thì sẽ như thế nào? Đây là những câu hỏi đáng được tất cả chúng ta quan tâm. Nhưng khoa học hiện đại đã trở thành kỹ thuật hóa đến nỗi rằng chỉ có một số ít chuyên gia có thể nắm vững toán học dùng để mô tả những vấn đề đó. Tuy nhiên, những ý niệm cơ bản về khởi thủy và vận mệnh của vũ trụ thì có thể lý giải không cần tới toán học, trong một hình thức mà những người không được huấn luyện về khoa học có thể hiểu. Đây là điều mà tôi đã thử làm trong cuốn sách này. Độc giả sẽ phán đoán xem tôi có thành công hay không.
– Stephen Hawking
20 tháng 10 năm 1987
Vũ trụ và Khoa học
Khoa học hiện đại đã và đang tiến rất mạnh mẽ nhờ Lý Thuyết Tương Đối Rộng của Albert Einstein và Lý Thuyết Vụ Nổ Lớn ( Big Bang) đã loại bỏ được hai khái niệm tuyệt đối của khoa học thế kỷ 19: Thuyết không gian Ether với Vũ Trụ đứng yên tuyệt đối và Quan niệm Thời gian tuyệt đối phổ quát là bằng các đồng hồ chỉ thời gian .

Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó được phát biểu : Vũ Trụ được bắt đầu từ một Điểm Kỳ Dị có mật độ vật chất và nhiệt độ cực lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ và có Kích thước cực nhỏ .

Từ Lý thuyết này , không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.Nó được minh chứng bằng các thí nghiệm về dịch chuyển về phiá đỏ của các thiên hà (định luật Hubble). Nghĩa là các thiên hà đang rời xa nhau và cũng có nghĩa là chúng đã từng ở rất gần nhau trong quá khứ và quá khứ xa xưa nhất, cách đây khoảng 13,7 tỷ (13,7 × 10 9) năm : Vậy chúng rất gần nhau tại một điểm kỳ dị.
Cũng từ “Vụ Nổ Lớn” các Khoa Học gia sử dụng trong nghĩa hẹp là một thời điểm khi sự mở rộng của vũ trụ bắt đầu xuất hiện, và theo nghĩa rộng là quá trình tiến hóa để giải thích nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ .
Các Thành quả thực tế ngày nay đã chứng tỏ điều này :
Năm 1989 cơ quan NASA hàng không vũ trụ Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh thăm dò có tên là Phông Vũ Trụ COBE , các kết quả ban đâu quan sát đươc rất phù hợp với các tiên đoán của Lý thuyết Vụ Nổ Lớn liên quan đên Bức Xạ Phông Vũ Trụ ; COBE đã tìm thấy nhiệt độ dư là 2,726K và xác định bức xạ đó là đẳng hướng và có độ chính xác 10-5
Các dữ liệu này cho phép các nhà vũ trụ học tính toán rất nhiều thông số về Vụ nổ lớn với độ chính xác cao và những khám phá bất ngờ là sự giãn nở của vũ trụ không phải là đều mà đang được gia tốc.
Vào đầu năm 2003 các kết quả từ Vệ tinh dị hướng vi sóng Wilkinson (WMAP) được phóng đi và đã thu được các giá trị chính xác nhất về các thông số vũ trụ. Vệ tinh này cũng loại bỏ một số mô hình lạm phát vũ trụ đặc .
Tất cả các quan sát đều được giải thích bằng mô hình Lambda-CDM, trong đó, mô hình toán học về vụ nổ lớn có sáu thông số tự do. Bí ẩn xuất hiện khi người ta quan sát gần điểm khởi đầu, khi mà năng lượng của các hạt lớn hơn năng lượng mà các thực nghiệm chưa đạt được.
Hiện không có mô hình vật lý nào mô tả vũ trụ ở thời điểm trước 10-43 giây,tức trước thời điểm có Điểm Kỳ Dị (Điểm có khối lượng, nhiệt độ vô cùng lớn - kích thước vô cùng bé ) . Tại thời khắc ngắn ngủi tức thì này, lý thuyết Einstein về hấp dẫn tiên đoán một điểm kỳ dị hấp dẫn, tại đó mật độ vật chất trở nên vô hạn. Để giải quyết nghịch lý vật lý này, người ta cần đến lý thuyết lượng tử hấp dẫn. Đó là một trong những vấn đề chưa giải quyết được trong vật lý
h=6.626 069 3 x10-34 J.s
h= hằng số Planck ; J = Joule ; s= giây
Tuy nhiên trong Khoa vũ trụ học, Kỷ nguyên Planck đặt theo tên nhà vật lý nổi tiếng người Đức Max Planck được dùng để chỉ khoảng thời gian sớm nhất của lịch sử vũ trụ từ lúc 0 giây cho đến 10-43giây (bằng một thời gian Planck), và ngay tức khắc sau Vụ Nổ Lớn đó bốn lực cơ bản được thống nhất. Đây là một thời khoảng lý thuyết mà tất cả những định luật của nền vật lý cổ điển cũng như vật lý lượng tử đều không áp dụng được. Có nghĩa là, trước đó trước lúc 0 Giây, chúng ta hoàn toàn không biết gì về vũ trụ với những lý thuyết vật lý hiện tại do vậy ở thời điểm ấy ta vướng phải một “bức tường” trừu tượng. gọi là Bức Tường Planck.
Thời gian và không gian mà chúng ta quy ước hiện nay trở thành các khái phức tạp và nan giải trong suốt kỷ nguyên Planck (từ 0 đến 10-34 giây ) Vì Ở Điểm Kỳ Dị , trong thuyết tương đối rộng ; các độ đo lường vật lý như áp suất, nhiệt độ …cao đến mức mà không-thời gian có vẻ như đạt đến một độ cong (curvature) vô hạn . Kích thước của vũ trụ tại thời điểm này có độ lớn bằng độ dài Planck, ký hiệu Lplanck, và có giá trị xấp xỉ , là độ dài vật lý nhỏ nhất được coi là có ý nghĩa trong các lý thuyết vật lý hiện tại. Nó thể hiện một độ dài tự nhiên theo đó xuất hiện một lý thuyết hấp dẫn lượng tử nào đó.

Trong đoạn kết của cuốn Lược sử Thời gian Stephen Hawking đã kết luận :
Tuy nhiên, nếu chúng ta khám phá được một lý thuyết hoàn chỉnh, rồi ra nó phải có thể hiểu được trên nguyên tắc rộng rãi bởi tất cả mọi người, không phải chỉ một vài khoa học gia. Rồi tất cả chúng ta, những triết gia, khoa học gia, và cả những người bình thường, sẽ có thể tham gia vào cuộc thảo luận câu hỏi tại sao chúng ta và vũ trụ lại hiện hữu như thế. Nếu chúng ta tìm được câu trả lời cho điều đó, đây sẽ là một chiến thắng tối hậu cho lý luận của con người — bởi vì khi đó chúng ta sẽ biết được ý nghĩ của Thượng Đế…
Những lý do mà Đạo của vật lý có khi bị cảm nhận như sự đe dọa nằm nơi sự hiểu sai phổ biến về tính chất đạo học. Trong cộng đồng khoa học, đạo học thường được nghĩ là một cái gì mơ hồ, ù mờ, tối tăm và hết sức phi khoa học. Khi thấy một lý thuyết đáng yêu của mình bị so sánh với hoạt động mơ hồ tối tăm đó, nhiều nhà vật lý cảm thấy bị đe dọa rất nhiều.
Cái nhìn sai lầm này về đạo học thật sự là rất đáng tiếc, vì nếu ta đọc những kinh sách cổ điển của các truyền thống đạo học, ta sẽ thấy những chứng thực tâm linh sâu xa không bao giờ được mô tả một cách mơ hồ tối tăm, mà ngược lại, nó luôn luôn liên hệ với sự sáng sủa. Hình tượng tiêu biểu mô tả thực chứng này có thể là dứt bỏ vô minh, cắt bỏ ảo giác, tâm thức sáng tỏ, nhận thức ánh sáng, hoàn toàn tỉnh giác - tất cả những cái đó nói về sự sáng tỏ. Thực chứng tâm linh lại đi ra khỏi mức độ suy luận trí thức, nên sự sáng tỏ là một thể loại khác, nhưng nó không có gì là mơ hồ hay tối tăm cả về các thực chứng này. Thực tế là từ giác ngộ mà chúng ta dùng để mô tả thời kỳ của Cartesi mới, thời kỳ tiếp cận khoa học ở châu Âu vào thế kỷ 18, là một trong những từ cổ nhất và được sử dụng rộng nhất để mô tả thực chứng tâm linh.
The Tao Of Physics FritjCapra
Kinh Dịch, không ai chối cãi được là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của văn học thế giới. Nó manh nha từ thời cổ đại huyền bí. Cho đến ngày hôm nay các nhà thông thái quan trọng nhất của Trung Quốc vẫn còn tìm hiểu về nó. Hầu như tất cả các tư tưởng lớn và quan trọng nhất của một lịch sử 3000 năm ở Trung Quốc, một phần là do cuốn sách này gợi mở, phần khác là muốn lý giải nó, để ta có thể yên tâm nói rằng, trong Kinh Dịch một nền văn minh triết già dặn nhất của ngàn năm đã được trình bày.
Richard Wilhelm
Nhà nghiên cứu tư tưởng Trung Quốc
Đóng góp lớn nhất trong ngành Vật lý Lý thuyết của Nhật Bản sau cuộc chiến tranh thế giới vừa qua có lẽ là dấu hiệu của một mối liên hệ nhất định giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử.
Werner Heisenberg.

Rất tiếc GS F.Capra và R.Wihelm không biết gì về Văn minh Việt Nam và Dịch lý Việt Nam; họ chỉ biết đến China ,Japan… ! Nhưng dù sao họ cũng thấy được nhu cầu quan trọng của Trí tri Ý và mối tương quan bất khả phân giữa Tâm thức và Vật chất .

Vũ Trụ học và Dịch Lý Việt Nam

Dịch Lý Á đông ( Tầu , Nhật , Đại Hàn …) được thế giới khoa học biết đến như một kho tàng khổng lồ về ý nghĩa và nội dung cùng với Hình đồ và Ngôn từ khó hiểu nhưng man mác những ý nghiã siêu tuyệt tạo sự hiếu kỳ thích thú đặc thù cho các Nhà Khoa học nghiên cứu . Pho sách của Chu Hy được Khổng Tử san định là một trong những kho tàng này .
Riêng đối với người Việt Nam ; có thể nói Dịch Lý đến từ hai nguồn
1. Nguồn thứ 1 : Từ giới kinh điển khoa bảng thời Phong kiến , chịu ảnh hưởng rất nhiều của phương Bắc Trung Hoa với Tứ Thư Ngũ Kinh và không phổ biến trong giới bình dân .
2. Nguồn thứ 2 : Từ Văn hoá Ẩn tàng truyền tụng Lý dịch trong Dân gian ; Ngôn từ của Người Việt tràn đầy Âm Dương Lý độc đáo bằng Văn chương truyền khẩu bất đắc dĩ phải có do mộng đồng hoá xâm lấn và khống chế lâu đời của người Trung Hoa khiến Văn Hoá Âm dương nằm sâu trong tiếng nói và trong Ca dao VN …Từ một thời trục đe doạ hạnh phúc nhân loại ,mâu thuẫn ,chết chóc, ngạo mạn đổ trên đầu các Dân tộc yếu kém nên các Dịch Lý Sĩ Việt Nam buộc phải nói lên tiếng nói bất khuất của Văn minh Việt Nam.
Dịch Lý Việt Nam khai mở Kỷ Nguyên Mới từ Nguồn thứ 2 này .
Dịch Lý Việt Nam không dài dòng kinh điển như các loại Dịch Lý quảng diễn ở các Quốc gia khác . Dịch Lý Việt Nam chỉ có một khám phá rất giản dị nhưng phi thường , một Nguyên Lý đơn sơ nhưng huyền biến , một công thức mộc mạc nhưng là quyền năng của Vũ Trụ ; Công thức của Luật Biến Hoá đó là :
CÁI MỚI = CÁI CŨ + CÁI HƠI KHÁC
Nói cách khác đó là YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ
Và ta phát biểu : Cái mới là Cái giống mà hơi khác với Cái cũ .
Vâng :
1. Yếu Lý Đồng Nhi Dị giải thích tại sao từ Vô cực lại thành Thái Cực .Chỉ là vì Lý trí đã nhận thức Vạn vật đều Biến Hoá Biến đổi Biến động , khi biết có KHÔNG là đã có CÁI KHÔNG , cái Không vừa có mang hình ảnh Giống mà hơi khác với cái Không cũ ; vậy Thái cực chính là bộ mặt mới cuả Vô cực giống mà hơi khác Vô cực ; Chính ngay cái không điểm thời điểm của cái Điểm Kỳ Dị mà các Nhà Khoa Học ngày nay với Lý Thuyết BIG BANG đã vận dụng chính Tri Tri Ý và kiến thức Khoa học của mình để chứng minh rằng Vụ nổ Lớn khởi đầu tạo ra Vũ Trụ có Không gian vô cùng nhỏ và thời gian là 10-43 Sec ( không phảy 42 con số không sau không phảy ) Đỉểm Kỳ Dị chính là bộ mặt mới của cái Không ban đầu . Sự Biến Hoá mầu nhiệm này là có thật và còn nhanh hơn cả thời gian 10-43 Sec nhiều lần so với chính lý trí con người một tiểu vũ trụ cảm nhận được .
2. Cũng chính nhờ cái lý lẽ giống mà hơi khác này chúng ta thấy ngay một Hiện hữu hay một cái Thành ra nào đó đều có trong nó cái giống mà hơi khác với cái trước nó ; điều này đúng ở khắp mọi nơi mọi lúc bất kể không gian thời gian ( không thời gian) ; từ đó để neo ý Cổ nhân bèn vẽ Hình Đồ Thái Cực ; nhưng chưa đủ diễn tả ý nghiã Giống Mà Hơi Khác của một Hoá Thành lập tức tức thời Biến Hoá Biến đổi như thế nào Cổ nhân lại vẽ thử một Vạch ; cái vạch này lại quá lớn ! quá quá quá nhiều những điểm giống mà hơi khác với điểm khởi đầu …trụ thần lại Cổ nhân bèn vẽ Một Gạch liền ,Một Gạch đứt nhưng phải neo theo ý nghiã biến ra cái giống mà hơi khác trong một không thời gian cực ngắn . Danh neo ý gọi là Âm Dương Lưỡng Nghi
3. Một vấn nạn kế tiếp là Công Thức Hoá Thành cho biết
CÁI MỚI = CÁI CŨ + CÁI HƠI KHÁC phải bao hàm các ý nghiã :
· Thứ Nhất là phải đồng thời thể hiện được sự tương tác giao hoán qua lại của Âm Dương Cũ Mới nếu không thì không có biến hoá ; Sự Tương tác giao hoán cho ta Lý tính đối đối kháng kháng , động tĩnh tĩnh động , bị được sinh sinh khắc khắc, tuần tự trật tự .
· Thứ Hai trong Một Thể Hiện hữu Hoá thành ấy đồng thời phải thoả mãn là trong nó buộc phải có cả 3 cái : cái cũ, cái mới ,cái hơi khác lập tức tức thời .
4. Từ Ý nghiã thứ nhất tạo ra Lý tính hay Thần tính sinh động : Danh gọi là TỨ TƯỢNG
5. Từ Ý nghiã thứ hai tạo ra Một Hoá Thành có 3 Gạch .Danh gọi là BÁT QUÁI
















6. Từ đây mỗi Quái trong Bát Quái đã trọn vẹn mang đầy đủ ý nghiã của một Hoá Thành , Bát quái đại diện cho vạn loại Hoá thành , 8 loại Hoá thành ẩn trong nó đầy đủ ý ,lý ,nghiã của Yếu Lý Đồng Nhi Dị . Các loại chúng sinh hoá thành này mang theo ý lý nghiã của mình để giao hoán đối đãi tạo ra 64 TƯỢNG tình ý tình lý trùng khắp trong Vũ trụ Vạn vật .
VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI
Phân Hội Đức